Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động định kỳ vào tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm.
Năm 2019 được Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề về ô nhiễm rác thải nhựa, theo đó khuyến khích tát cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề Chiến dịch năm 2019 là “Hành động địa phương, tác động toàn cầu”, trong đó tập trung chính vào vấn đề giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Đây là nội dung thiết thực, cấp bách trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa, đồng thời kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các đom vị, tổ chức, doanh nghiệp và đồng bào cả nước cùng chung tay, đồng lòng, quyết tâm hành động và thực hiện mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; phấn đấu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Nhằm hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh phối hợp; Yêu cầu các sở, ban, ngành trực thuộc tinh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động hường ứng Chiến dịch, nội dung cụ thể:
Tổ chức triển khai các hoạt động, các giải pháp thiết thực thực hiện phong trào chống rác thải nhựa theo lời kêu gọi của Thù tướng Chính phủ tại Lễ ra quân toàn quốc phong trào chổng rác thải nhựa; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sừ dụng túi nilon khỏ phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Lưu ý, mỗi huyện, thị xã, thành phổ lựa chọn, giới thiệu tối thiểu 01 mô hình tiêu biểu về thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, mô hình hạn ché rác thải nhựa hiệu quả báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét hỗ trợ và nhân rộng mô hình.
Các địa phương tùy theo từng điều kiện cụ thể tổ chức lễ phát động, lễ ra quân và các hoạt động thiết thực trực tiếp hoặc góp phần giải quyét các vấn đề môi trường bức xúc, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sờ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; phối hợp với các nhà sản xuất, trung tâm thương mại tổ chức ngày hội tái chế với mục đích thu gom, thu hồi sản phẩm thải bỏ, đặc biệt là các chất thải điện tử, chất thải nhựa và các chất thải rắn khó phân hủy khác; phát động và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường tại cơ sờ như: ngày Thứ bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh, ngày không sử dụng túi nilon vồ sản phấm nhựa sử dụng một lần, tổ chức ngày hội tái chế, ngày hội sống xanh, thi làm sản phẩm tái chế… đặc biệt tập trung các hoạt động làm sạch môi trường.
Với phương châm “Nhả nhà hạn chế rác thài nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa để xã hội tiến đến nói không vói rác thải nhựa”. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng của mỗi gia đình của toàn thể nhân dân trên địa bàn tình Gia Lai trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần trong sinh hoạt gia đình và tích cực tha gom, phân loại và tái chế các sản phẩm đã sử đụng làm từ nhựa, bao bì túi nilon
Kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, cơ sở buôn bán tại các chợ chủ động tái sử dụng túi nilon, sử đụng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy, không dùng khăn lau sử đụng một lần tại các quán ăn, dùng giấy, lá chuối hoặc các loại lá có kích thước lớn để gói các mặt hàng phù hợp...nhằm giảm thiểu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng môi trường trong lành, phát triển bền vững.
Đình Văn