The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Thị xã An Khê chú trọng phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến và chương trình OCOP
24/11/2021 - Lượt xem: 1872
Trên địa bàn thị xã An Khê hiện có 07 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Bình; hợp tác xã nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ Thành An; hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1; hợp tác xã nông nghiệp - thương mại và dịch vụ Xuân An; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Cửu An; hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp An Phú; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Niên An Khê), với 378 thành viên hoạt động tương đối ổn định.

Các hợp tác xã chủ yếu kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển nông sản,... việc bảo quản, chế biến nông sản của các hợp tác xã chủ yếu là sơ chế, bằng cách khơi khô; đồng thời, cùng với kinh tế trang trại dần khẳng định là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng, là bước đột phá để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình liên kết các thành phần kinh tế khác đã được triển khai, liên kết 3 nhà nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Hợp tác xã là cầu nối cung cấp và bao tiêu sản phẩm của các thành viên đối với doanh nghiệp bước đầu đã phát huy hiệu quả. Hợp tác xã nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ Thành An đã thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ chuối tiêu hồng với Công ty Cổ phần thực phẩm Đồng Giao, diện tích ký kết năm 2018 là 16 ha (32.000 cây chuối tiêu hồng giống); đã liên kết với 17 hộ dân để gieo trồng chuối. Năm 2019, Hợp tác xã đã xuất bán 8 tấn chuối, đơn giá bán là 3.000 đồng/kg; năm 2020 do tình hình nắng hạn, các hộ dân liên kết với hợp tác xã đã phá hủy diện tích gieo trồng, chỉ còn trồng 01 ha chuối tiêu hồng. Năm 2021, hợp tác xã không còn liên kết sản xuất chuối tiêu hồng với công ty Đồng Giao, dự kiến trồng thử nghiệm giống chanh dây với công ty Đồng Giao (diện tích dự kiến 05 ha, hiện nay đang trồng 01 ha). Liên kết sản xuất chuỗi nông nghiệp bền vững Bắp sinh khối NK7328 với công ty Dịch vụ nông nghiệp - Tập đoàn Lộc Trời; hiện nay, thống nhất phương án liên kết sản xuất: Hợp tác xã tham gia 20 ha để liên kết sản xuất trồng bắp sinh khối. Hợp tác xã nông nghiệp - thương mại và dịch vụ Xuân An thực hiện liên kết sản xuất với công ty cổ phần Dũng Hà năm 2019; thực hiện bán hạt giống Măng Tây và thu mua sản phẩm măng tây; cam kết thu mua loại 1 không thấp hơn 40.000 đồng/kg; không hạn chế số lượng thu mua. Năm 2020, liên kết sản xuất với công ty cổ phần Dũng Hà; liên kết thêm với 13 hộ dân trồng mới thêm 03 ha măng tây. Năm 2021, tiếp tục liên kết sản xuất với công ty cổ phần Dũng Hà trong thực hiện bán hạt giống Măng Tây và thu mua sản phẩm măng tây. Liên kết Công ty Dịch vụ nông nghiệp - Tập đoàn Lộc Trời, tổ chức hoạt động sản xuất chuỗi nông nghiệp bền vững Băp sinh khối NK7328, hợp tác xã tham gia 20 ha để liên kết sản xuất trồng bắp sinh khối. Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1: Hiện nay, giữa hợp tác xã và Nhà máy đường An Khê chưa thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ mía đường theo tinh thần Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, niên vụ mía đường năm 2019 - 2020, hợp tác xã đã ký hợp đồng vận chuyển mía nguyên liệu với Nhà máy đường An Khê; tổng số xe tham gia vận là 20 xe; tổng số mía nguyên liệu ký kết hợp đồng vận chuyển là 70.000 tấn.

Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Tú An, thị xã An Khê giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã

Thực hiện Quyết định số 34/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; theo đó, thị xã An Khê có 06 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (tinh bột nghệ An Khê - xã Cửu An; cây ăn quả có múi - xã Cửu An; Dệt thổ cẩm - xã Tú An; rau VietGap - phường An Bình; trà túi lọc cà gai leo - xã Tú An; dịch vụ Tây Sơn Thượng Đạo - phường Tây Sơn). Qua rà soát, đánh giá, các sản phẩm phù hợp của địa phương, thống nhất lựa chọn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; năm 2020, có 07 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm theo Quyết định số 781/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm: Có 06 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh (trong đó: 02 sản phẩm đạt 4 sao, 04 sản phẩm đạt 3 sao) của 03 chủ thể tham gia Chương trình. Tổng kinh phí thực hiện cho Chương trình OCOP là 700.478.000 đồng.

Cùng với những kết quả đạt được, kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn thị xã phát triển chưa vững chắc, mới quan tâm về số lượng, chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ, vốn cổ phần ít, phương án kinh doanh, dịch vụ hiệu quả mang lại cho các thành viên còn thấp, chưa hình thành được chuỗi giá trị hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp... dẫn đến khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất cao. Diện tích sản xuất được chứng nhận theo tiêu chuẩn chất lượng còn ít, vấn đề an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu, quản lý và phát triển nhãn hiệu còn hạn chế.

Về nhiệm vụ thời gian đến, An Khê xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến nông,lâm sản vừa và nhỏ trên địa bàn gắn với phát triển vùng nguyên liệu bền vững; đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường. Rà soát các sản phẩm chế biến sau thu hoạch ở các địa phương để kịp thời nhân rộng thành sản phẩm chủ lực của từng địa phương theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Cùng với đó là tăng cường hỗ trợ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; tăng cường liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác sản sản xuất hoặc trực tiếp với nông dân,.... Khuyến khích hỗ trợ phát triển các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với hình thành thương hiệu các sản phẩm hàng hóa của trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Hỗ trợ các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản thành lập doanh nghiệp, gắn kết với các hộ nông dân.

Củng cố, thành lập các hợp tác xã mới theo loại hình sản xuất, dịch vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đáp ứng vai trò là chỗ dựa, hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ trực tiếp cho nông dân, là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, chú trọng liên kết vùng (các xã có điều kiện tương đồng) để tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, đồng nhất về chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, cùng mang lại hiệu quả cao hơn.

Lê Minh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG