The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tập trung phát triển ngành du lịch và dịch vụ
30/12/2017 - Lượt xem: 2688
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy đặt ra trong Nghị quyết về chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2018 cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện.

Mặc dù trong năm 2017, theo đánh giá của Tỉnh ủy thì các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt cao nhất từ trước đến nay. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ kịp thời, tình hình kêu gọi đầu tư có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được chỉ đạo đẩy mạnh; đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao, tập trung chỉ đạo xây dựng đề án, quy hoạch phát triển du lịch với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa du lịch thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng cho tỉnh. Trong đó, đã ban hành Chương trình số 43-CTr/TU, ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khởi công xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang. Trong năm có 500.000 lượt khách đến tỉnh, tăng 22% so với cùng kỳ (khách quốc tế 9.650 lượt, khách nội địa hơn 490.000 lượt); doanh thu du lịch ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ...  Những số liệu thống kê về du lịch cho thấy quyết tâm của các cấp, các ngành về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Tuy nhiên, việc đầu tư cho du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách, nhất là du khách quốc tế; thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao như khu vui chơi hiện đại, khu giải trí cao cấp, hệ thống mua sắm... để thu hút khách đến vui chơi giải trí và mua sắm; chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế. Thị trường du lịch chưa được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế, kể cả thị trường khách nội địa. Hoạt động lữ hành còn yếu. Chưa có những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp, có mối quan hệ với các thị trường gửi khách chính trong và ngoài nước để khai thác nguồn khách. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động quảng bá chưa thường xuyên, chưa phong phú về hình thức. Hệ thống giao thông đến các điểm du lịch ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách…

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang khảo sát phát triển du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang

Năm 2018, cùng với các lĩnh vực thì mục tiêu của tỉnh tập trung phát triển ngành du lịch và dịch vụ, đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian đến. Để hiện thực hóa được mục tiêu trên, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình số 43-CTr/TU, ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; cụ thể hóa và triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó, cần quan tâm kiện toàn bộ máy tổ chức tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Phân cấp quản lý nguồn tài nguyên du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch cho ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy mô hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật. Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển du lịch, thị trường, chính sách xã hội hóa, cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa” trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư phát triển du lịch. Khơi thông mọi nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, đa dạng hóa các hình thức tạo lập vốn, thực hiện chính sách xã hội hóa đối với hoạt động đầu tư vào du lịch; mở rộng phương thức đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, lưu trú tại nhà dân, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trùng tu tôn tạo di tích văn hóa - lịch sử, nâng cấp các công trình kiến trúc, cảnh quan phục vụ phát triển du lịch. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch địa phương.

Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh du lịch cho lực lượng lao động gián tiếp của ngành du lịch. Xây dựng và xúc tiến thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, cách ứng xử, giao tiếp với khách du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động du lịch. Chú trọng công tác xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu công nghiệp, khu dịch vụ nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên; đảm bảo môi trường xã hội an toàn, hạn chế dịch bệnh, tệ nạn ăn xin, trộm cướp, ma túy, mại dâm. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền người dân địa phương và du khách nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm tiến đến thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ngành du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của du lịch Gia Lai vào sự phát triển của du lịch Tây Nguyên, du lịch Việt Nam và du lịch quốc tế.

Đặc biệt, là chú trọng đầu tư điểm du lịch, như: Hồ Ia Ly, Núi Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh), Biển Hồ (thành phố Pleiku), Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Đak Đoa, Kbang), Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và hệ thống thác nước (huyện Kbang), Khu du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro), Khu di tích sơ kỳ đá cũ (thị xã An Khê), Khu căn cứ cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang), Nhà Lao Pleiku (thành phố Pleiku), Làng kháng chiến Stơr (huyện Kbang). Tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa. Trước mắt, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng các làng du lịch ở các địa phương: Pleiku, An Khê, Kbang, Mang Yang, Chư Păh. Du lịch nông nghiệp, như: Tham quan vườn cà phê, hồ tiêu, cao su... Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là đối với các địa phương, như: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Chư Păh, Kbang...

Bài, ảnh: Huy Bảo

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG