The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sức trẻ vùng biên
24/10/2016 - Lượt xem: 3029
Trong nhiều năm trở lại đây, bà con nhân dân huyện Đình Lập đã quen với thương hiệu “cây thông bộ đội” của Nông lâm trường 461 (Đoàn KTQP 338). Thương hiệu này gắn liền với kỹ thuật trồng rừng mới, đó là đưa hạt giống vào bầu ươm, đợi hạt lên cây con rồi mới mang đi trồng.

 So với cách trồng rừng lạc hậu của bà con trước đây là dùng que chọc trỉa xuống đất, rồi tra hạt, thì kỹ thuật mới này đã mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Để làm nên thương hiệu “cây thông bộ đội”, ngoài sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Đoàn KTQP 338, còn có sự góp sức không nhỏ của đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện có kiến thức và chuyên môn đặc thù về nông, lâm nghiệp. Họ cùng phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng mô hình phát triển kinh tế; hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; giúp người dân nâng cao năng suất, tăng thêm nguồn thu để ổn định cuộc sống.

Được tuyển chọn vào Dự án 174 của Bộ Quốc phòng đến với Đoàn KTQP 338, Mai Đức Bến - tri thức trẻ tình nguyện tại Nông lâm trường 461 tâm sự với chúng tôi: "Đây là năm thứ 3 em gắn bó với bà con vùng biên với mong muốn được mang những tri thức được học tại Trường Đaị học Lâm nghiệp vào truyền thụ và giúp đỡ bà con trồng rừng. Ngày đầu về với đơn vị, chấp hành các chế độ trong ngày, trong tuần, rồi bám bản tuyên truyền, vận động giúp đồng bào xóa bỏ tập tục lạc hậu, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào việc chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế gia đình…, bọn em gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng sức trẻ và sự tận tình bám bản, bà con đã nghe theo và làm theo, nên kinh tế ngày càng khởi sắc.


Hướng dẫn bà con dân bản trồng rừng phủ xanh biên cương.

Do đứng chân trên địa bàn biên giới, đồng bào nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, trong khi đó, quân số của bệnh xá còn thiếu so với biên chế, nên công tác khám chữa bệnh gặp không ít khó khăn. Nhờ có lực lượng trí thức trẻ tăng cường về bệnh xá mà bệnh xá đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; khám, chữa bệnh cho bà con các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, kết hợp với tuyên truyền thực hiện nếp sống vệ sinh, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu. Bệnh xá đã làm tốt công tác phòng chống sốt rét, bướu cổ, kế hoạch hóa gia đình và tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên địa bàn đóng quân.

Bà Nguyễn Thị Lài, dân tộc Tày ở bản Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình - một bệnh nhân điều trị tại Bệnh xá phấn khởi chỉ tay về phía tri thức trẻ Hoàng Thị Nhung, điều dưỡng đa khoa quê Lạng Sơn nói “như khoe” với chúng tôi: “Nhờ có đội ngũ y, bác sĩ Bệnh xá và các tri thức trẻ tình nguyện hết lòng giúp đỡ mà bà con nơi đây khi đau ốm không phải đi xa khám bệnh,.Dân bản chúng tôi biết ơn nhiều lắm!”.

Mặc dù ở quê lúa Thái Bình, nhưng tri thức trẻ tình nguyện Đặng Thị Luyến đã thời gian gắn bó 4 năm liền tại nông lâm trường 461. Luyến tham gia hầu như tất cả các hoạt động của đơn vị như: Tuyên truyền về khuyến nông, khuyến lâm; vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa… nhưng công việc Luyến dành nhiều tâm huyết nhất là vận động các hộ gia đình trên địa bàn đưa con đến trường và tổ chức các lớp bổ túc cho học sinh tại các thôn, bản trong dịp hè. Thương các em thiếu thốn mọi đường về vật chất, cơm không đủ no, quần áo không đủ lành lặn, Luyến cố gắng hết sức mình để mong giữ lại được cho các em con chữ. Đặng Thị Luyến chia sẻ: "Là tri thức trẻ tình nguyện, hàng ngày được mang kiến thức của mình giúp bà con vùng biên dạy chữ cho các em học sinh, mình càng thấy trách nhiệm hơn, để mong cho các em học sinh vùng biên giới vơi đi phần nào thiệt thòi".

Trao đổi với Đại tá Dương Sỹ Hoằng, Chủ nhiệm Chính trị Đoàn KTQP 338, anh cho biết: Trong những năm qua, việc triển khai Dự án 174 về việc “Tăng cường tri thứ trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 2010 - 2020” đã được lãnh đạo, chỉ huy Đoàn kinh tế - quốc phòng 338 nghiêm túc quán triệt. Thực hiện chức năng: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, đòi hỏi các đơn vị kinh tế - quốc phòng phải có lực lượng chuyên môn kỹ thuật được đào tạo qua các trường chuyên nghiệp. Bởi vậy, Dự án 174 của Bộ Quốc phòng đã mang lại nguồn nhân lực có chất lượng cho Đoàn KTQP 338, cùng phối hợp với cán bộ, chiến sĩ đơn vị sát cánh cùng đồng bào vùng biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn biên giới.


Dạy chữ cho trẻ em bản Nà Lầm, xã Bính Xá, huyện Đình Lập (Lạng Sơn).

Chúng tôi đến thăm đồng bào các bản vùng biên trong vùng dự án, cảm nhận niềm vui của cán bộ, chiến sĩ, và đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện trước những thành quả đầy ấn tượng: Rừng trồng đã lên xanh;các mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi ngày một phát triển; làng bản đã nhộn nhịp, đông vui hơn. Những dải rừng lên xanh mang đến cho bà con cuộc sống ổn định. Đời sống kinh tế thay da đổi thịt từng ngày. Đồng bào đã biết giữ rừng, bảo vệ rừng, cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, hình thành nên những cụm làng, xã biên cương vững chắc.

Ông Hoàng Văn Toản ở bản Mạ, xã Bắc Xa, huyện Đình Lập cho biết: "Nhờ có đội ngũ cán bộ tri thức trẻ tình nguyện mà 3 năm trở lại đây, đời sống bà con dân bản đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế gia đình ngày càng phát triển, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm. Người ốm được khám, điều trị tận tình. Các cháu được học con chữ. Bà con dân bản biết ơn nhiều lắm!".

Tìm hiểu hoạt động của đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện tại đơn vị, chúng tôi được biết: Ngoài việc xuống các đội sản xuất để giúp đỡ bà con, đội ngũ tri thức trẻ trở về đơn vị, hòa mình cùng  những hoạt động tập thể trong ngôi nhà chung của nông lâm trường, cùng xắn tay đóng bầu, đảo bầu cho thông non. Cẩn thận và tỉ mỉ theo đúng quy trình, bởi những cây giống này mang theo niềm tin của bà con vào kỹ thuật ươm trồng của bộ đội. Cũng từ những vườn ươm này, mà dải rừng của biên cương sẽ thêm xanh, đồng bào vùng biên sẽ bớt đi những nhọc nhằn.

Những khó khăn đối với tri thức trẻ tình nguyện lần đầu đến với Nông lâm trường 461 là chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động thuyết phục bà con, cũng như việc làm quen với môi trường chính quy của quân đội; rồi nỗi nhớ nhà, nhớ quê cứ cồn cào trong những tháng ngày cắm bản... Thế nhưng, bằng sức trẻ, bằng nghị lực và nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, họ đã vượt qua  tất cả để tìm thấy sự đồng điệu, tìm ra chân lý và lẽ sống của tuổi trẻ nơi biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Đơn vị giờ đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai, miền đất này là quê hương thứ hai, ví như điểm tựa để những tri thức trẻ tình nguyện hết mình cống hiến .

Chia tay cán bộ, chiến sĩ Đoàn KTQP 338 và đội ngũ tri thức trẻ nơi đây, chúng tôi mang theo hình ảnh sắc áo xanh tình nguyện. Sức trẻ của họ đã, đang và sẽ mãi ươm mầm vào từng tấc đất biên cương này, tạo nên một vành đai xanh ngút ngàn vững chắc bảo vệ biên cương Tổ quốc./.

 Khương Doãn

(Theo ĐCSVN)
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG