The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sáp nhập thôn, làng, tổ dân phố ở Krông Pa: Đôi điều trăn trở
28/03/2022 - Lượt xem: 1448
Thực hiện Đề án “Sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2021” của UBND tỉnh, số thôn, buôn, tổ dân phố ở huyện Krông Pa giảm từ 131 xuống còn 77. Hoạt động này góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã. Tuy vậy, sau khi sáp nhập, thực tế vẫn còn đó nhiều trăn trở.

Thầy Kpă Pual-giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa), người có nhiều năm nghiên cứu chữ viết và văn hóa Jrai-cho biết: “Người Jrai có những quy tắc riêng trong việc đặt tên thôn, buôn: họ lấy tên con sông, dòng suối chảy qua làng; chọn tên một loại cây to hoặc loại cây mọc nhiều quanh làng; lấy tên những người lập làng. Đó là cách đặt tên đầy tính nhân văn, được tiếp nối có tính văn hóa và mang đậm triết lý giáo dục. Các thế hệ người Jrai khi nhớ về buôn làng, họ luôn biết gốc tích, lịch sử của mình cũng như quê hương có những con sông, dòng suối nào, ai là người đã có công trạng với làng… Nhưng sau khi sáp nhập, hầu hết quy tắc đặt tên làng này bị xóa bỏ. Đây là điều rất đáng tiếc”.

Sau khi thực hiện sáp nhập, huyện Krông Pa từ 131 thôn, buôn, tổ dân phố giảm còn 77 thôn, buôn, tổ dân phố. Trước đây, xã Đất Bằng có 9 buôn đều đặt theo tên của những người lập làng như một cách ghi nhớ công ơn đối với người mở đất. Sau khi sáp nhập thành 4 buôn, chỉ có buôn Ma Giai giữ nguyên tên gọi, 3 buôn còn lại gọi theo tên mới của những con suối như Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prông. Già làng Kpă Pryt (buôn Ia Rnho) cho hay: Mặc dù mất đi tên người có công, nhưng may mắn là buôn mới vẫn giữ được tên những dòng suối. Nhưng không phải xã nào cũng giữ được ý nghĩa tên buôn làng như vậy.

Ở một số xã, việc sáp nhập không chỉ đánh mất đi tên làng truyền thống, việc ghép tên gọi giữa buôn này với buôn kia, giữa thôn người Kinh với buôn người Jrai gây ra những bất cập nhất định. Buôn Thuớ (xã Chư Gu) được đặt theo tên của một người có uy tín trong buôn, nhưng khi sáp nhập với thôn 1 và  thôn 2 (thôn người Kinh) lấy tên gọi mới là buôn Đông Thuớ. Theo thầy Kpă Pual, trong tiếng Jrai, “đông thuớ” là một từ... không hay. Lý giải việc vì sao người dân không có ý kiến khi họp bàn để quyết định đặt tên mới, thầy Pual cho rằng: “Với bản tính nhút nhát, ngại tiếp xúc với người ngoài cộng đồng, người Jrai thường không có ý kiến trước các cuộc họp bàn vừa có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương vừa có người Kinh. Hơn nữa, vốn tiếng Kinh hạn chế cũng là một trở ngại khiến họ không mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình”.

Khung cảnh thanh bình ở buôn Blăk (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa). Ảnh: Hoàng Ngọc

Khung cảnh thanh bình ở buôn Blăk (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa). Ảnh: Hoàng Ngọc

Một trăn trở khác của thầy Pual là nhiều tên thôn, buôn mới sau khi sáp nhập không chỉ đánh mất đi truyền thống văn hóa lâu đời trong cách đặt tên làng, mà những tên ghép cũng không có ý nghĩa rõ ràng. Thầy Pual chia sẻ: “Nhiều tên làng mới sau khi sáp nhập đã Việt hóa tên Jrai, vừa sai về mặt ngữ âm, hình vị, lại không mang ý nghĩa gì. Ví dụ ở xã Chư Drăng, khi ghép buôn Chai của người Jrai với 3 thôn người Kinh là thôn Mê Linh, Đồng Tĩnh, Quất Lưu lấy tên mới là buôn Thành Công. Trong đó buôn là tên Jrai, còn Thành Công lại là từ tố tiếng Việt. Hay buôn Tân Tuk (sáp nhập 2 buôn Ơi Đak và Ơi Yik) là kiểu viết phiên âm tiếng Việt, viết đúng phải là Tơng Hơtuk-gắn liền với sự tích ché tuk, một loại ché quý của người Jrai”.

Theo thầy Pual, giữ gìn văn hóa cần phải giữ từ những tên làng trở đi, vì người Jrai gắn bó với văn hóa làng từ khi sinh ra cho đến khi về cõi Atâu. “Từ xa xưa, người Jrai đã không bao giờ nhập làng. Mỗi làng là một thực thể riêng biệt, một tổ chức xã hội hoàn chỉnh, tồn tại tương đối độc lập, có tính cộng đồng rất bền chặt, có những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng riêng không làng nào giống làng nào. Làng truyền thống không chỉ được xác định về mặt địa lý mà còn là không gian tâm linh. Do đó, khi sáp nhập làng này với làng khác đã ít nhiều gây ra trở ngại trong sinh hoạt văn hóa-tín ngưỡng, sáp nhập buôn Jrai với thôn người Kinh càng khó hòa hợp về nhiều mặt trong đời sống. Chủ trương sáp nhập thôn, làng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nhưng cũng cần chú trọng bảo vệ bản sắc văn hóa để đạt được mục đích của hoạt động này”-thầy Pual nêu ý kiến.

Khoảng cách quá xa về mặt địa lý giữa làng này với làng kia cũng là một trăn trở khi sáp nhập buôn làng. Ông Kpă Sáu-Chủ tịch UBND xã Ia Rmok-thông tin: Xã có 10 buôn sáp nhập thành 5 kể từ tháng 3-2019. Nhưng do địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác chứ không tập trung nên mỗi lần tổ chức họp dân rất khó khăn. Sáp nhập 2 buôn làm 1 nhưng thực tế 2 buôn vẫn tách bạch, chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính. Để triển khai một nội dung gì đó cho người dân buôn Ia Klon (sáp nhập từ buôn Dúi và buôn Blái), trưởng thôn và phó trưởng thôn phải chia nhau người họp ở buôn này, người họp ở buôn kia (buôn cũ). “Vậy nên việc sáp nhập thôn, buôn tinh gọn đầu mối, giúp chính quyền dễ quản lý dân cư hơn nhưng lại tăng thêm áp lực cho đội ngũ trưởng thôn”-Chủ tịch UBND xã Ia Rmok nói. 

Theo GLO

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG