The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Rộn ràng Ngày hội văn hóa cồng chiêng huyện Kbang
23/07/2017 - Lượt xem: 1755
Tối 22-7, 14 đoàn cồng chiêng đến từ các xã, thị trấn huyện Kbang và 2 tiết mục của đơn vị khách mời (thị xã An Khê, huyện Kông Chro) đã tham gia ngày hội văn hóa cồng chiêng do huyện Kbang tổ chức. Âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng như một lời mời gọi, thúc giục các nhà đầu tư khám phá một vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch.
Một tiết mục trình diễn cồng chiêng tại đêm hội văn hóa công chiêng huyện Kbang
Một tiết mục trình diễn cồng chiêng tại đêm hội văn hóa công chiêng huyện Kbang. Ảnh M.N

Đặc biệt hơn, đêm hội này có sự tham gia của những khách mời đặc biệt, đó là đoàn công tác của Sở Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành TP. Hồ Chí Minh đến Gia Lai tổ chức khảo sát các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để xây dựng sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp giữa 2 địa phương trong chương trình liên kết phát triển du lịch. 

 
Trước đó, các vị khách đến từ TP. Hồ Chí Minh đã trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar được tái hiện tại làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung)-một địa danh ghi dấu những chiến công hào hùng của nhân dân làng Stơr với  “cánh chim đầu đàn” là Anh hùng Núp; Trải nghiệm một số hoạt động và sinh hoạt tại làng như: xem trình diễn một số nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng; thưởng thức các món ẩm thực truyền thống như gà nướng, cơm lam, rượu ghè, ốc đá; giao lưu văn nghệ, trình diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc…

 

Trình diễn nghề đan lát truyền thống. Ảnh: M.N
Các nghệ nhân làng Stơr, xã Tơ Tung trình diễn nghề đan lát truyền thống. Ảnh: M.N

 

Trong không khí rộn ràng của đêm hội, hàng ngàn người dân Kbang và các huyện lân cận đã tập trung kín cả Quảng trường huyện để tận mắt chứng kiến các đoàn cồng chiêng trình diễn những điệu cồng chiêng đặc trưng, đặc sắc của dân tộc mình. Mở đầu đêm biểu diễn, đoàn cồng chiêng đến từ xã Tơ Tung với tiết mục “Mừng lúa mới” đã thể hiện mong ước của dân làng được mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng yên vui. Tiếng chiêng, tiếng trống vang lên từ những nhạc cụ thô sơ, truyền thống mà hội tụ bao khát khao bình thường, giản dị của những người dân chân chất, cần cù trong lao động. Nhiều tiết mục đặc sắc khác thể hiện đời sống văn hóa tinh thần được kết tinh qua những âm điệu cồng chiêng cũng được biểu diễn bởi đoàn cồng chiêng đến từ các xã: Đông, Lơ Ku, Sơn Lang, Krong, Kông Bờ La và thị xã An Khê, huyện Kông Chro.

Các hoạt động văn hóa diễn ra tại làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp
Các hoạt động văn hóa diễn ra tại làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp. Ảnh: M.N 

Những tiếng cồng chiêng trong lẽ hội còn gắn kết cộng đồng các dân tộc anh em trong và ngoài huyện, thể hiện tình đoàn kết giao lưu học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong tiến trình gìn giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo anh Vũ Anh Tuấn-Trưởng đoàn nghệ nhân xã Krong: Làng, xã thường tổ chức đánh cồng chiêng trong các lễ hội: Mừng lúa mới, đóng cửa kho, cưới hỏi, tang ma, lễ bỏ mả... Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được thế giới công nhận, mỗi người dân Bahnar ở đây luôn giữ gìn và truyền dạy lại cho thế hệ sau, cùng với dân tộc dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. 

Trong khi đó, theo ông Võ Văn Phán-Chủ tịch UBND huyện Kbang: Việc tổ chức ngày hội văn hóa cồng chiêng là dịp để các nghệ nhân trong và ngoài huyện thể hiện sự đam mê của mình đối với nghệ thuật cồng chiêng, mang tiếng cồng tiếng chiêng đến với mọi người. Dịp này cũng là cơ hội giúp cho đồng bào giữ gìn, bảo quản các loại cồng chiêng tại gia đình, giữ lấy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Bahnar huyện Kbang nói riêng.

Nghệ nhân trình diễn tạc tượng gỗ tại lễ hội. Ảnh: M.N
Nghệ nhân trình diễn tạc tượng gỗ tại lễ hội. Ảnh: M.N

“Thời gian qua, huyện Kbang đã quan tâm chỉ đạo việc bảo tồn, tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn cồng chiêng. Đặc biệt huyện Kbang đã ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng đến năm 2020 với mục đích để mỗi dân tộc đều có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng được hòa quyện trong một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc"-Chủ tịch UBND huyện Kbang Võ Văn Phán cho biết.

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG