The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đấu giá tài sản
17/11/2016 - Lượt xem: 1861
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 17/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường biểu quyết thông qua Luật đấu giá tài sản.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đấu giá tài sản 

Một trong những nội dung còn ý kiến nhiều chiều khi thảo luận là đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với dự thảo luật quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC). Một số ý kiến đề nghị không quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để đảm bảo cơ chế thị trường và nguyên tắc đấu giá theo quy định của luật này.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, và chỉnh lý dự án Luật đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tại phiên họp ngày 24/10/2016 các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật đấu giá tài sản. Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với nội dung của dự thảo Luật và cho rằng dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước, đồng thời, các vị đại biểu cũng đóng góp thêm ý kiến vào các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật. Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Luật đấu giá tài sản được thông qua gồm 8 chương, 81 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Đối tượng áp dụng của luật gồm: đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản; Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá; cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.

Luật quy định tài sản đấu giá gồm: Tài sản phải bán thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật: Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu xung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp...Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. 

Nguyên tắc đấu giá tài sản phải tuân thủ quy định của pháp luật; bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên; cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện. 

Luật quy định nghiêm cấm đấu giá viên cho thuê, cho mượn hoặc cho các cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình; lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi; thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, tổ chức, cá nhân khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá và kết quả đấu giá tài sản; hạn chế cá nhân, tổ chức  tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật..

Luật đấu giá tài sản nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản cho tổ chức khác sử dụng tên, giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản; thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, tổ chức, cá nhân khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá và kết quả đấu giá tài sản; cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi; nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;  các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá và kết quả đấu giá tài sản; nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức  khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

Tại Hội trường, với 417 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 84,41%, Quốc hội đã thông qua Luật đấu giá tài sản. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2017, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 4 Điều 80 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Theo chương trình làm việc, ngày mai 18/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật đường sắt (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và biểu quyết thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và thảo luận về dự án Luật du lịch (sửa đổi).

Mạnh Hùng
(Theo ĐCSVN)
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG