The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phát huy vai trò của chính quyền các cấp trong thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW
16/11/2022 - Lượt xem: 178
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên địa bàn tỉnh được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực. Đặc biệt, việc phát huy vai trò của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện rõ nét qua từng nhiệm vụ cụ thể.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tập trung hướng về cơ sở, giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện (thành phố Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa), 91 xã, 118 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 104 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số); bình quân đạt 16,06 tiêu chí nông thôn mới/xã; năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 56,31 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2022 - 2025 là 12,09%; đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi.

Đồng thời, hướng dẫn nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Công tác chăm lo các đối tượng chính sách, giải quyết việc làm, giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được nâng cao. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn làng, trên 95% số hộ được dùng điện; 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 19,46% (năm 2002 theo tiêu chí cũ) hiện nay còn 12,09% (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2022 - 2025), tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng tăng; đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi tích cực.

 

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri được thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng quy định gắn với phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng giảm, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên rõ rệt; phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết ngay tại cơ sở, hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp; số vụ việc giải quyết theo thẩm quyền đạt tỷ lệ cao; hiệu quả giải quyết và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền được nâng lên. Mặt khác, chính quyền các cấp còn chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của cán bộ công chức trong phục vụ người dân.

Cùng với đó, ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên phối hợp và tạo điều kiện để mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm nguồn lực thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Hằng năm, tổ chức ký kết chương trình phối hợp với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp; phối hợp tổ chức các hội nghị để nhân dân bàn, quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, như: Mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, từ đó tạo sự đồng thuận trong việc huy động nguồn lực để triển khai thực hiện. Tổ chức hội nghị hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử, phát huy quyền dân chủ trong tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đảm bảo đúng quy định. Phối hợp tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trước khi các cấp có thẩm quyền quyết định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát huy vai trò của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn còn những khó khăn, hạn chết nhật định. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương có thời điểm chưa kịp thời nắm tình hình nhân dân và giải quyết những bức xúc nảy sinh trong đời sống xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ở một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, trình độ dân trí một số khu vực còn thấp. Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số có nơi chưa được đầu tư đồng bộ... đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Chí Kiên

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG