The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Mùa Vu Lan
03/09/2015 - Lượt xem: 11341
Có lẽ chúng tôi có lớn nhưng chưa có khôn, có trải nghiệm nhưng vẫn chưa đủ sâu sắc để hiểu được tấm lòng của bậc sinh thành. Mùa Vu Lan báo hiếu, bạn bè đưa bao nhiêu ảnh và chia sẻ về gia đình, về mẹ lên facebook, còn tôi theo bản năng chạy ùa về khi không níu được thời gian ngừng lại.

Một ngày cuối tuần, gấp laptop, định về sớm để lên chùa, thắp hương, theo mọi người để thành kính dâng lên cha mẹ những điều ước tốt đẹp nhất trong mùa lễ Vu Lan. Bỗng điện thoại vang lên tin nhắn.

 

Đứa bạn cấp ba làm giáo viên ở gần nhà nhắn “tớ thấy bố cậu đứng đầu ngõ nhìn về phía đường lớn cụ dạo này già nhanh quá nhỉ”. Tôi giật mình, vậy là đã nửa năm tôi chưa về nhà.

So với bạn bè cùng thời ba mẹ tôi được xem là thành đạt, dù chân lấm tay bùn đến gần hết đời để nuôi đủ bốn chị em tôi ăn học, có công việc ổn định. Người già với kinh nghiệm từng trải họ nói rằng “đến tuổi già, người ta ngoài sức khỏe thì lấy sự thành đạt của con cái làm tự hào”, đó cũng là lẽ đương nhiên. Sinh ra và nuôi dưỡng trong mạch văn hóa Á Đông, người Việt thường có tố chất hi sinh phần nhiều cho con cái, ba mẹ dù có đói khổ cũng lo cho con cái bằng bạn bằng bè, trên các trang báo, mạng xã hội vẫn lan truyền nhau về những tấm lòng vô bờ bến của các bậc sinh thành dành cho con cái, lấy đi sự rung động của biết bao trái tim đồng cảm. Họ kỳ vọng nhiều, dành hết cuộc đời mình cho con cái, coi con cái là tấm gương phản chiếu của mình, những gì mình chưa làm được, chưa được hưởng thụ thì dành cho con, điều này đã khiến những thành viên trong gia đình gắn kết chặt chẽ về trách nhiệm, nhưng cũng khiến sự kỳ vọng đôi khi thái quá, những chiếc áo bố mẹ mặc cho con đôi lúc quá rộng, khiến chúng không thoải mái, chúng khó chịu, vì chúng có thấu được đâu tấm lòng bố mẹ?

Chúng tôi đều chọn ở lại thành phố lớn để vùng vẫy. Tôi hơn 1 số bạn bè vì số lương hàng tháng được đổ vào tài khoản nhưng bù lại, Tết tôi xách vali về nhà khi chuông chuẩn bị điểm sang năm mới, hoa tươi trên bàn thờ vẫn đượm hương xuân thì tôi đã tất tả ra đi, và những đứa em tôi cũng vậy, làm việc cả thứ bảy nên mỗi ngày nghỉ cuối tuần tôi dành chút ít thời gian cho bản thân, được kỳ nghỉ dài lại đăng ký một chuyến du lịch đâu đó để xả stress, rồi lại cắm cúi vào công việc. Thường thì mẹ hoặc bố tôi sẽ gọi vào buổi tối, tầm tám giờ, khi tôi vẫn trên đường từ công ty về nhà, có khi tạt ăn uống đâu đó tôi lại quên mất cuộc gọi nhỡ, để sáng mai các cụ gọi lại sớm để hỏi thăm tình hình tôi lại gắt ngủ “thì tối qua con làm về muộn, rồi mệt, mà mẹ đừng gọi con trước bảy giờ sáng nữa nhé”, mẹ tôi giận, một ngày không gọi, rồi tôi thấy thiếu thiếu, rồi cụ lại gọi để báo sắp đến ngày giỗ bà. Tôi lại gửi một ít tiền về nhà, để mẹ làm gì đó cho tươm tất, nhưng sự thật, càng về già người ta càng ăn ít đi, các nhu cầu khác cũng giảm dần và họ chỉ biết để dành cho con. Nghĩ một lúc, nhìn qua ô cửa kính xuống đường, người ta đi đông về phía chùa, để cầu nguyện, để báo hiếu. Tôi mở ảnh gia đình mình lúc bé, tôi lọt thỏm trong lòng mẹ, con em gái kế tôi để tóc nửa chỏm, còn thằng út cứ thắc mắc “sao lúc đó không kêu em về chụp ảnh với”, tôi bảo “lúc ấy anh Tư còn ẳm ngửa, sao mà có cưng được?” rồi cả nhà cười giòn tan. Mẹ tôi cứ xoa đầu và bảo “ước gì chúng nó cứ bé bỏng thế này”. Mẹ tôi kể, hồi trước, cứ mỗi chiều thứ sáu, ba tôi thường mở rộng cửa rồi mãi đến tối muộn mới đi ăn, ông đợi xem có đứa nào lỡ chuyến xe chiều mà về nhà bất ngờ không? Rồi ngày qua ngày, dáng hao gầy dần cụ vẫn đứng đầu ngõ, ngóng về phía đường lớn, xem có chiếc xe nào vô tình dừng lại, xem có ai bước xuống đẩy chiếc cổng hoen ghỉ kêu cót két để ôm chầm lấy cụ?

Công việc, thăng tiến, tiền bạc cứ cuốn chúng tôi theo sự phát triển của đất nước, bon chen cho bằng bạn, bằng bè rồi mãi mười phút sau nhìn xuống đường phố, trời không mưa mà ô cửa kính cứ mờ dần, tôi bật lại máy, đánh vội vài dòng nghỉ phép và mua chuyến bay trễ để về. Tôi chỉ nghĩ được đến đó rồi chạy òa ra sân bay, hơn hai tiếng, chiếc xe đỗ trước cổng, bố tôi bảo, chiều ông có linh cảm lạ lắm, nhớ con nhiều hơn nhưng thấy con rất gần, có lẽ có đứa nào đó sẽ về, có lẽ vì thế nên đến giờ này cổng nhà mình vẫn mở toang hai cánh.

Tôi đã sống với bố mẹ tôi suốt mười tám năm, rồi tôi đi học, đi làm, mỗi năm về một lần, mỗi năm tôi ở với bố mẹ gần mười ngày, tính theo nấc tuổi thọ bình quân có lẽ tôi chỉ còn gặp bố mẹ mình được hơn mười lần một chút, và bao biến cố sẽ xảy ra mà có lẽ tôi không muốn mà cũng không dám nghĩ đến. Thời gian có khi nào ngừng lại? Mẹ tôi đã có lần nói “mẹ cũng có mẹ, khi mẹ trẻ thì nhà mình nghèo quá, các con đang tuổi lớn, có năm mẹ về thăm bà được vài ngày, mà số năm về ít hơn số năm ở lại, hồi đó đường sá, xe cộ khó khăn, đến khi mình có điều kiện hơn thì bà mất, mẹ cứ ăn năn không ở bên mẹ mình nhiều hơn”.

Có lẽ chúng tôi có lớn nhưng chưa có khôn, có trải nghiệm nhưng vẫn chưa đủ sâu sắc để hiểu được tấm lòng của bậc sinh thành. Mùa Vu Lan báo hiếu, bạn bè đưa bao nhiêu ảnh và chia sẻ về gia đình, về mẹ lên facebook, còn tôi theo bản năng chạy ùa về khi không níu được thời gian ngừng lại.

Tạ Ngọc Điệp

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG