The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Mang Yang: Quan tâm chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
24/08/2021 - Lượt xem: 1250
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Mang Yang đã có sự chuyển biến đáng kể, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị về các chính sách và pháp luật về an toàn thực phẩm được nâng lên rõ rệt.

Trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 1.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó 135 cơ sở sản xuất thực phẩm, 695 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 867 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 72 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Trong 10 năm qua, huyện đã làm tốt công tác truyền thông, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nên trên địa bàn huyện chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào nghiêm trọng, chưa phát hiện cơ sở nào có sử dụng hóa chất, chất cấm để sản xuất thực phẩm. Việc kiểm tra đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các chợ, hàng giả, hàng nhái được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm. Đến nay, trên địa bàn huyện chưa phát hiện trường hợp nào kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra hàng năm, các cơ quan chức năng phát hiện có một số mặt hàng đã hết hạn sử dụng thường hay đưa vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa để tiêu thụ, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng năm, Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện đã phối hợp với các cơ quan liên ngành có liên quan tiến hành lập biên bản, niêm phong số lượng hàng hóa đã quá hạn sử dụng để tiêu hủy, đồng thời nhắc nhở và phạt vi phạm hành chính để răn đe các cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, không được kinh doanh các mặt hàng đã quá hạn sử dụng, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Sự chủ động, phối hợp của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, trong phối hợp triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm luôn kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nhân dân nói chung. Ý thức trách nhiệm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các địa phương, đơn vị được nâng lên và đã có sự quan tâm đúng mức về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó ý thức của đại bộ phận nhân dân trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn cũng đã được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm có tiến bộ. Hàng năm, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp ủy chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực mang lại hiệu quả. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chỉ đạo, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện chủ động xây dựng các chuyên mục về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đăng phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện để hướng dẫn, định hướng thay đổi hành vi và các biện pháp thực hiện hành vi đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân phù hợp đối với từng nhóm đối tượng, tạo sự chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các vùng chuyên canh rau an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo của huyện

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tăng cường công tác tuyên truyền đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm trên địa bàn huyện; đồng thời tập trung chủ yếu vào một số đợt trong năm như tháng cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịp Tết Dương lịch, Tết Trung thu, trước, trong và sau Tết Nguyên Đán. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các Nghị định hướng dẫn Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và các Thông tư quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài việc tuyên truyền trên hệ thống “chạy chữ bảng điện tử” vào các dịp trước, trong và sau các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết trung thu,... tại ngã ba thị trấn Kon Dơng thì việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn được tuyên truyền qua các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. Phối hợp Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện. Qua đó tuyên truyền, nhắc nhở các chủ cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các kiến thức và hướng dẫn liên hệ các cơ quan để được hỗ trợ tư vấn, tổ chức tập huấn kiến thức đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức thành viên huyện tổ chức được 250 buổi phát động quần chúng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật an toàn thực phẩm, sử dụng, kinh doanh chế biến thực phẩm an toàn cho 21.250 cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tại 62 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện; phối hợp với Trung tâm y tế và Chi cục quản lý thị trường huyện tổ chức 06 cuộc truyền thông về phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân với chủ đề sản xuất an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, với sự tham gia của hơn 352 lượt quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Cuộc truyền thông đã đánh giá sâu sắc tình hình, diễn biến phức tạp của một số địa phương về sử dụng chất cấm, chất kích thích, chất bảo quản nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cùng với đó, cấp ủy các địa phương thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân ký cam kết thực hiện 3 không: “Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”. Tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong việc vận động người dân thực hiện tốt những qui định về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực thi Luật An toàn thực phẩm; Hướng dẫn việc thực hiện điều kiện cơ sở sản xuất và sức khỏe người trực tiếp chế biến thực phẩm, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh…nhất là việc sử dụng phụ gia trong bảo quản, chế biến thực phẩm; phổ biến kiến thức cho người dân về thực hiện 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hoàng Quân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG