The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Khai mạc phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm
28/11/2014 - Lượt xem: 2233
Sáng 28/11, Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm về các tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Kinh doanh trái phép”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo đơn kháng cáo của các bị cáo.

Hội đồng xét xử gồm 4 người do Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh - Thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội làm chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên Lê Tư Quỳnh và kiểm sát viên Nguyễn Hoài Nam, VKSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Trong buổi xét xử đầu tiên của phiên tòa phúc thẩm, 11 luật sư có mặt để tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, 3 luật sư: Vũ Xuân Nam, Ngô Huy Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Phiên tòa cũng có sự tham dự của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng và các cơ quan, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Trong buổi xét xử sáng nay, Hội đồng xét xử đã tiến hành kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Đồng thời, phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

 

 Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm trước Tòa.
(Ảnh chụp qua màn hình: TH)

 

Tại phiên tòa, Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị triệu tập thêm một số người liên quan đến vụ án này gồm: Đại diện Bộ Tư pháp và triệu tập một số người có lời khai trong vụ án như: Nhóm nhân viên của Viettinbank, nhóm khách hàng vay vốn của Viettinbank; nhóm người nhận tiền vay vốn của Viettinbank.

Một số luật sư đề nghị được tiếp xúc với thân chủ tại phiên tòa.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị triệu tập thêm đại diện Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư một số tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Ban Quản lý Nam TP Hồ Chí Minh. Đây là những đối tượng cấp giấy phép hoạt động cho một số công ty của bị cáo Kiên. Đồng thời, đề nghị Hội đồng xét xử hạn chế cách ly và xin được dùng quyền tự bào chữa tại phiên tòa, chuyển câu hỏi cho các luật sư đến những nguời có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.

Trước đề nghị của bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát cho biết phiên tòa kéo dài, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã có đơn xin vắng mặt, trong quá trình xét xử phụ thuộc diễn biến phiên tòa nếu thấy cần thiết sẽ triệu tập.

Sau khi Hội đồng xét xử hội ý quyết định, về việc triệu tập thêm một số người có nghĩa vụ liên quan, theo quy định của Điều 39 khoản 2 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc triệu tập thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.  Xét thấy việc triệu tập thêm những nhân viên của ngân hàng Viettinbank là không cần  thiết, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận. Đối với những người còn lại đã triệu tập và sẽ xem xét triệu tập trong quá trình xét xử. Hội đồng xét xử cũng chấp nhận các luật sư được  tiếp xúc với bị cáo trong thời điểm nhất định tại phiên tòa.

Theo bản án sơ thẩm số 219/2014/HSST ngày 9/6/2014 của TAND thành phố Hà Nội: Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo: Nguyễn Đức Kiên (sinh năm (SN) 1964, Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (SN 1965, Tổng Giám đốc ACB); Lê Vũ Kỳ (SN 1956, Phó Chủ tịch HĐQT ACB); Trịnh Kim Quang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ACB); Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ACB); Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, Phó Tổng giám đốc ACB); Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội); Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Bằng thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt, các bị cáo đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng. Các bị cáo đã thực hiện hành vi kinh doanh không đúng quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh, tạo ra dòng tiền ảo. Dòng tiền này chạy từ ngân hàng này qua ngân hàng khác, làm tăng trưởng tín dụng ảo, sinh lợi nhuận ảo, tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo. Tiền mặt được ngân hàng huy động từ người dân lại được giao cho nhân viên đi gửi ở ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Sự cạnh tranh không lành mạnh và không dựa trên quy luật thông thường khiến quy luật thị trường bị bóp méo nhằm phục vụ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

Trong hành vi đầu tư mua cổ phiếu, các bị cáo đã tự ý nâng giá cổ phiếu bằng việc đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu của mình. Mặt khác, lợi dụng việc có cổ phần lớn trong ngân hàng, các bị cáo, đặc biệt là Nguyễn Đức Kiên, đã kiếm tiền một cách dễ dàng từ các ngân hàng để đầu tư vào các công ty sân sau do bị cáo làm chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên, từ đó thực hiện kinh doanh trái phép bằng cách dùng các công ty này phát hành trái phiếu rồi bán cho ngân hàng.

Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB) 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 6 năm 6 tháng về tội “Trốn thuế”, 20 tháng tù tội “Kinh doanh trái phép”, 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt 30 năm tù. Đồng thời, buộc bị cáo Nguyễn Đức Kiên nộp phạt bổ sung hơn 75 tỷ đồng về hành vi Trốn thuế và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản để sung công quỹ nhà nước.

Nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo: Lý Xuân Hải (SN 1965, Tổng giám đốc ACB): 8 năm tù; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, Phó chủ tịch HĐQT ACB): 5 năm tù; Trịnh Kim Quang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ACB): 4 năm tù; Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó chủ tịch HĐQT ACB): 3 năm tù; Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, Phó Tổng giám đốc ACB): 2 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Hội đồng xét xử tuyên phạt: Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) 5 năm tù.

Sau khi Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội tuyên các mức án trên, ngoài 2 bị cáo Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến không kháng cáo, tất cả các bị cáo còn lại đều kháng án xin giảm nhẹ hình phạt và kháng cáo cho rằng không phạm tội như cấp sơ thẩm quy kết. Riêng bị cáo Nguyễn Đức Kiên kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng bản án sơ thẩm đã kết án oan. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị cấp phúc thẩm đánh giá lại các chứng cứ buộc tội và xem xét toàn diện các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Kiên.

Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ diễn ra trong 10 ngày./..

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG