Unable to connect to the remote server Hội nghị trực tuyến công tác dân vận trong hoạt động hòa giải
14/07/2020 - Lượt xem: 1459
Sáng 13/7, Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”.

 

Dự, chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức hội nghị; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

Dự Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Võ Thanh Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Nữ Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đại diện lãnh đạo: Hội đồng dân dân tỉnh; Ban Nội chính Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Hội Luật gia; Đoàn Luật sư tỉnh; Sở Tư pháp. Đại diện: Thường trực các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; ban dân vận các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy: Thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm, lồng ghép với công tác dân vận; cùng với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc các cấp, công tác hòa giải ở cơ sở đã đạt được những kết quả tích cực. Để triển khai hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Ở địa phương, đã có 58/63 tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có trên 96.000 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với gần 601.000 hòa giải viên. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã tiến hành hòa giải trên 140.000 vụ, việc. Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại các cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách Nhà nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua công tác hòa giải cơ sở, những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở được giải quyết kịp thời; không để kéo dài, hạn chế đáng kể tình trạng khiếu kiện ra cơ quan Nhà nước, khiếu kiện vượt cấp. Hoạt động hòa giải cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân vận; thông qua hòa giải cơ sở, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân, từ đó hình thành ý thức, thói quen tự giác chấp hành pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc... Đồng chí cũng nhấn mạnh, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn nữa về công tác hòa giải cơ sở, coi đây là phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, coi hòa giải ở cơ sở là một bộ phận của công tác dân vận; thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở là góp phần thực hiện tốt công tác dân vận và ngược lại.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Thành Long đề nghị: Thời gian tới, ban dân vận, mặt trận Tổ quốc, tòa án nhân dân, cơ quan tư pháp các cấp tiếp tục quan tâm, phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Cùng với nâng cao nhận thức của cấp ủy về công tác hòa giải ở cơ sở cần tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách, thể chế cho công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng (nhất là kỹ năng dân vận khéo) cho đội ngũ hòa giải viên. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quan tâm, tạo điều kiện để các hòa giải viên thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. 

Lam Giang

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG