The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vấn đề an toàn thực phẩm
31/07/2021 - Lượt xem: 2101
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới dưới sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức phổ biến đến với nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người dân. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân chuyển biến tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định an toàn thực phẩm. Ý thức trách nhiệm của người dân được nâng lên rõ rệt trong lựa chọn, tiêu dùng các sản phẩm an toàn, nguồn gốc rõ ràng để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Tổ chức, đội ngũ và công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được củng cố, tăng cường. Bộ máy tổ chức và đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục được củng cố, hoàn thiện. 100% các huyện, thị xã, thành phố có cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc tiến hành kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố và trường học theo phân cấp quản lý được tăng cường. Các hoạt động phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành theo chuyên đề hoặc định kỳ được triển khai có hiệu quả. Công tác giám sát, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm góp phần làm giảm số vụ ngộ độc thực phẩm, số người mắc, số người tử vong. Công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đúng quy trình, thủ tục. Qua 10 năm, tỉnh đã cấp 3.789 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được chú trọng

Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng sản phẩm; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng bước đầu đạt được kết quả. Các ngành đã chỉ đạo tổ chức sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm an toàn. Các doanh nghiệp quan tâm đến quản lý chất lượng và thương hiệu sản phẩm, tạo cơ sở cho việc thực hiện xã hội hóa vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu được sản xuất theo quy trình an toàn và được chứng nhận chất lượng sản phẩm của nước nhập khẩu. Kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn bước đầu phát huy tác dụng. Việc tổ chức chợ phiên nông sản an toàn được duy trì tốt và ngày càng nhân rộng ra nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Xác định công tác an toàn thực phẩm là việc làm thường xuyên, liên tục, vì vậy, mạng lưới giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở đã kiện toàn theo hướng xã hội hóa: Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất một cán bộ về an toàn thực phẩm; mỗi xã, phường, thị trấn có một cộng tác viên và nhân viên y tế thôn, làng thực hiện giám sát dịch và ngộ độc thực phẩm. Đến nay, 100% các huyện, thị xã, thành phố đều có các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn được đầu tư thông qua việc hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức tư nhân sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng được quy hoạch tập trung và triển khai nhân rộng, với các sản phẩm nông sản có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm, như: Rau, thịt được hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành tốt trong nông nghiệp và thủy sản. Năm 2018 - 2019, Sở Công Thương đã xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại 02 chợ (phường Phù Đổng và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku). Kinh phí triển khai hoạt động an toàn thực phẩm luôn được bảo đảm; riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kinh phí cho hoạt động lấy mẫu, giám sát, thanh tra, xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap từ năm 2012 đến nay đạt hơn 14,3 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, sau 10 năm triển khai Chỉ thị 08-CT/TW, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn thực phẩm được chú trọng. Sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác an toàn thực phẩm được tăng cường. Năng lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng lên; tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, đến nay, đa số các cơ sở sản xuất, nhà máy, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ và trường học tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ bản đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Số vụ ngộ độc thực phẩm giảm so với giai đoạn trước năm 2011, góp phần cải thiện môi trường sống an toàn.

Phương Anh

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG