The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Tập trung triển khai biện pháp chống dịch tại các địa bàn trọng điểm
23/11/2021 - Lượt xem: 3870
Ngày 22-11, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai có Thông báo số 246/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp trực tuyến với các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang và TP. Pleiku về công tác phòng-chống dịch Covid-19.

Theo đó, tại cuộc họp diễn ra vào chiều 21-11, sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và tại các địa phương nói trên; nghe ý kiến của các sở, ngành, các huyện, TP. Pleiku và nắm tình hình thực tế sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đi làm việc, kiểm tra tại cơ sở, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh kết luận:

Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều ca dương tính trong cộng đồng ở một số làng, xã các huyện Chư Păh, Ia Grai, TP. Pleiku và nhất là tại xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa). Để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu UBND-Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch các địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 5-11-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục triển khai cấp bách công tác phòng-chống dịch gắn với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch thực hiện cụ thể đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm; nghiên cứu Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 30-10-2021 của UBND tỉnh về phương án triển khai các biện pháp tạm thời để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, từ đó đánh giá đúng cấp độ dịch trên địa bàn và triển khai các biện pháp phòng-chống dịch phù hợp. Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong phòng-chống dịch, yêu cầu các địa phương phân công, phân nhiệm cụ thể, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo, của Trung tâm Chỉ huy, của tổ Covid cộng đồng… đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt việc triển khai thực hiện.

Tập trung triển khai các biện pháp chống dịch tại các địa bàn trọng điểm: UBND-Ban Chỉ đạo các huyện: Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, Mang Yang và TP. Pleiku cập nhật thường xuyên bản đồ Covid để theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh hàng ngày, hàng giờ, theo sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn quản lý, qua đó đưa ra các biện pháp đáp ứng phù hợp với mục tiêu đi sớm hơn một bước, nhanh hơn một bước so với sự lây lan của dịch bệnh. Đối với huyện Đak Đoa, xác định xã Hà Bầu là tâm điểm dịch, vì vậy cần khoanh vùng, phong tỏa chặt cả xã Hà Bầu để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh sang các xã lân cận; đồng thời tiếp tục đánh giá nguy cơ các xã có liên quan. Đối với TP. Pleiku, đánh giá lại nguy cơ dịch bệnh tại xã Tân Sơn; huyện Chư Păh đánh giá lại dịch ở xã Chư Đang Ya và huyện Mang Yang đánh giá kỹ các yếu tố liên quan tới ổ dịch tại xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa. Mục tiêu hiện nay của tỉnh là giảm số mắc mới trong cộng đồng, vì vậy, yêu cầu UBND-Ban Chỉ đạo các huyện khẩn trương khoanh vùng, truy vết, phong tỏa ngăn chặn sự lây lan và triển khai xét nghiệm trọng điểm.

Lực lượng chức năng phường Hoa Lư (TP. Pleiku) tổ chức tuyên truyền lưu động cho người dân nắm và chấp hành nghiêm phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Quang Tấn

Lực lượng chức năng phường Hoa Lư (TP. Pleiku) tổ chức tuyên truyền lưu động cho người dân nắm và chấp hành nghiêm phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Quang Tấn

Triển khai các biện pháp lấy mẫu xét nghiệm: Đối với vùng đỏ, cần thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp Real time-PCR; đối với vùng cam, vàng thực hiện sàng lọc test nhanh, khi có trường hợp nghi ngờ mới thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR. Các Trạm y tế cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức test nhanh cho những người có chỉ điểm về hô hấp và người có yếu tố dịch tễ. Riêng huyện Ia Grai, một số ổ dịch có liên quan đến học sinh tại các điểm trường, vì vậy địa phương cần tiếp tục khẩn trương rà soát, khoanh vùng, truy vết lấy mẫu xét nghiệm nhanh, lên phương án để sử dụng test nhanh hiệu quả. Bên cạnh các ổ dịch, các địa phương cũng cần thực hiện xét nghiệm định kỳ tại những địa điểm nguy cơ, nơi tập trung đông người; thực hiện xét nghiệm tầm soát thường xuyên với các đối tượng là lái xe, tiểu thương tại các chợ dân sinh và các địa điểm tập trung đông người.

Tiếp tục kiểm soát chặt dân cư trong các khu có nguy cơ cao đang thực hiện khoanh vùng, phòng tỏa; thiết lập và vận hành các chốt kiểm soát đúng theo quy mô và chức năng; tại các chốt phong tỏa phòng-chống dịch bố trí phun khử khuẩn theo quy định. Tăng cường hơn nữa vai trò của tổ Covid cộng đồng; triển khai thống nhất mẫu phiếu điều tra nhân khẩu trong vùng cách ly, phong tỏa, mỗi phiếu điều tra cần đầy đủ thông tin, có nhu cầu nguyện vọng của người dân, số lần lấy mẫu xét nghiệm và số lượng mũi tiêm để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giám sát và báo cáo để thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác chỉ đạo điều hành trong công tác phòng-chống dịch trong thời gian tới.

Đối với các địa phương đang có dịch: Phải xây dựng các phương án với nhiều lĩnh vực chi tiết. Về an sinh xã hội, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của người dân trong các khu vực khoanh vùng, phong tỏa để xây dựng ngay phương án cử lực lượng hỗ trợ đảm bảo đời sống, sinh hoạt, trợ giúp thu hoạch… Tăng cường lực lượng để bám thôn, bám làng, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời hỗ trợ cũng như tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, cùng chung tay phòng-chống dịch; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các khu phong tỏa, tránh để xảy ra tình trạng mất ổn định trong quá trình phong tỏa phòng-chống dịch.

Đối với việc thành lập và vận hành các trạm y tế lưu động: Yêu cầu Ban Chỉ đạo các huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai các Trạm Y tế lưu động dựa trên tình hình thực tế; đảm bảo mô hình, chức năng và nhiệm vụ theo đúng quy định tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21-8-2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19 và Kế hoạch số 617/KH-BCĐ ngày 2-11-2021 của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh về việc triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên để triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng bỏ lọt người, bỏ lọt đối tượng cần cách ly, xét nghiệm; có phương án hỗ trợ nhân lực lấy mẫu, xét nghiệm cho các địa phương có ca nhiễm cộng đồng lớn. Xây dựng phương án cho tình huống cao trong trường hợp có số lượng lớn ca bệnh dương tính phát hiện trong cộng đồng làng đồng bào dân tộc thiểu số, để khi tình huống này xảy ra thì triển khai thực hiện ngay, không bị động lúng túng. Rà soát, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

 

Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính

Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19: Tiếp tục tập trung đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng phòng Covid-19 để sớm phủ mũi 2 cho người trên 18 tuổi; đồng thời tổ chức ngay tiêm vắc xin cho trẻ em 12-17 tuổi theo số vắc xin được cấp. Sở Y tế khẩn trương phân bổ 52.650 liều vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo hướng ưu tiên tiêm trước cho TP. Pleiku, các huyện có dịch bệnh diễn biến phức tạp, khu vực đô thị. Yêu cầu các địa phương chỉ đạo khẩn trương nhập liệu trước để khi có vắc xin về triển khai tiêm ngay. Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình nhập liệu và cấp mã định danh công dân phục vụ tiêm chủng. Về thời gian tiêm trả mũi 2 sau tiêm mũi 1 đối với vắc xin AstraZeneca, thực hiện theo Công văn số 2515/VDTTƯ-KSBT ngày 10-11-2021của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công văn số 1038/VSDTTN-KSBT ngày 18-11-2021 của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, thời gian từ 4 tuần trở lên.

Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố nâng cao cảnh giác, đánh giá đúng nguy cơ để triển khai các biện pháp phòng-chống dịch phù hợp, luôn chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án ở mức cao hơn để không bị động, bất ngờ. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng-chống dịch. Thực hiện đúng phương châm 4 tại chỗ. Đề nghị đồng chí Bí thư Huyện ủy các huyện quan tâm chỉ đạo chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị trên địa bàn vào cuộc để sớm khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh tiên độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG