The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Một số kinh nghiệm sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư
09/04/2020 - Lượt xem: 1437
Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, bảo vệ môi trường.

Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất được nâng lên. Đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, ứng dụng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại một số kết quả quan trọng như ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; phần lớn các địa phương, đơn vị chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học dài hạn gắn kết với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh còn hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học còn thiếu, những kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống ở các ngành, các cấp hiệu quả chưa cao, một số kết quả nghiên cứu chậm được ứng dụng vào thực tế đời sống, sản xuất. Việc xây dựng nhân rộng mô hình, tạo nhân tố mới còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học còn ít, nội dung chưa sâu, chưa giải quyết được những vướng mắc mà sản xuất đang đòi hỏi, chỉ mới giải quyết các nhiệm vụ trước mắt, chưa tạo cơ sở hoặc định hướng để mở ra ngành nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, ít cơ hội được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, nên việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chưa cao. Cán bộ làm công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ sinh học chưa nhiều, mất cân đối giữa các lĩnh vực, còn thiếu chuyên gia đầu ngành…

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm cánh đồng mía lớn áp dụng khoa học và công nghệ tại huyện Ia Pa. Ảnh: Nguyễn Đông

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là do một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhận thức chưa thật đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học, chưa coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; chưa gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để thực hiện; chưa quan tâm đầu tư đúng mức. Nguồn lực để đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ của tỉnh còn hạn chế. Một số doanh nghiệp và hộ nông dân còn mang nặng tâm lý hoài nghi công nghệ sinh học nên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, phần nào ảnh hưởng đến kết quả triển khai và ứng dụng công nghệ sinh học. Tiềm lực khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nguồn kinh phí đầu tư chưa tương xứng so với yêu cầu nhiệm vụ, chỉ mới tập trung cho công tác nghiên cứu, chưa chú trọng đến nhân rộng kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW, Gia Lai đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện, đó là:

Một là: Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đối với sản xuất và đời sống, với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của ngành, của địa phương. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học dài hạn gắn kết với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình.

Hai là: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo phát huy những ưu điểm, phát hiện, nhân rộng những nhân tố, điển hình trong phát triển và ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất.

Ba là: Có chủ trương, chính sách hỗ trợ, tài trợ để khuyến khích phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản suất, đời sống; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học sớm đưa kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào cuộc sống. Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bốn là: Tăng cường chuyển giao các tiến bộ ứng dụng công nghệ sinh học về nông thôn. Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Chọn lựa ứng dụng công nghệ sinh học sát với thực tế để tổ chức thực hiện, tập trung nguồn lực để làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nuôi cấy mô; công nghệ tế bào gốc; cung ứng giống gốc sản xuất dược liệu, giống sản xuất hoa cây cảnh, giống nấm ăn, nấm dược liệu.

Năm là: Chú trọng phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ, các trung tâm dịch vụ tổng hợp để tư vấn, sản xuất, chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, áp dụng các tiến bộ công nghệ sinh học vào canh tác, chăn nuôi. Thực hiện kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nông dân ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đời sống.

Hoàng Tuấn

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG