The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Một số kết quả quan trọng trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số
25/10/2021 - Lượt xem: 2071
Qua 03 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị bám sát nhiệm vụ chính trị, tổ chức các hoạt động tuyên truyền sinh động, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Các cơ quan báo chí Trung ương, báo ngành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tin, bài phản ánh về chủ trương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sơ nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương, làng thực hiện thí điểm xây dựng làng nông thôn mới chủ động phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, nêu gương điển hình trong áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm giàu ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhận thức của người dân đã thay đổi, từ trông chờ, ỷ lại sang chủ động, tự tin tham gia vào xây dựng nông thôn mới và trở thành phong trào sâu rộng trong làng; hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư làm thay đổi bộ mặt của làng; đời sống vật chất, thu nhập của người dân đã từng bước được nâng lên, bộ mặt thôn, làng ngày càng khang trang; sinh hoạt, tập quán của người dân trong làng từng bước được thay đối theo hướng văn minh, đặc biệt là tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi gia súc dưới sàn nhà; an ninh trật tự được giữ ổn định, các hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy; nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng làng nông thôn mới bước đầu đã được hình thành và mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện ý thức làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Toàn tỉnh có 84 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 143 thôn, làng đăng ký, cụ thể: Huyện Ia Grai có 19 thôn, làng/09 xã;  huyện Phú Thiện 13 thôn, làng/9 xã; huyện Chư Pưh có 07 thôn, làng/05 xã; huyện Kbang có 06 thôn, làng/06 xã; huyện Chư Prông có 06 thôn, làng/04 xã; huyện Mang Yang có 05 thôn, làng/04 xã; thị xã Ayun Pa có 05 thôn, làng/04 xã; huyện Đức Cơ có 04 thôn, làng/04 xã; huyện Đak Đoa có 04 thôn, làng/03 xã; thành phố Pleiku có 04 thôn, làng/04 xã; huyện Chư Păh có 03 thôn, làng/03 xã; huyện Krông Pa có 03 thôn, làng/03 xã; huyện Ia Pa có 02 thôn, làng/02 xã...

Việc lồng ghép các chương trình đầu tư để thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU với các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiêu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã huy động được nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và sức mạnh nội lực của nhân dân chung sức, chung lòng xây dụng nông thôn mới trên địa bàn khu dân cư.

Bên cạnh kết quả đạt được thì công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn như tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, thu nhập đạt thấp; người dân vẫn thiếu kiến thức về phát triển kinh tế; việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào nhà nước; công tác kiểm tra, giám sát về việc xây dựng làng nông thôn mới chưa được thực hiện thường xuyên.

Làng Hà Đừng, xã Krong, huyện Kbang đổi mới nhờ thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU

Những năm đến, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 và Chỉ thị 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” đến các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh để huy động đóng góp vào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường vận động, tuyên truyền phát huy tối đa vai trò chủ thể của từng hộ gia đình trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng khu dân cư xanh, sạch đẹp, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh trật tự được đảm bảo, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để việc xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào toàn dân. Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các đồng chí ủy viên Ban thường vụ phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên.

Tiến hành rà soát đánh giá đúng thực trạng, có phương án chi tiết xây dựng khu dân cư, có lộ trình, giải pháp lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai hiệu quả cao nhất; chú trọng, khuyến khích xã hội hóa theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số phải ưu tiên gắn với lộ trình xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; hằng năm đánh giá, rà soát lại để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện phát triển và điều kiện thực tế của địa phương. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các làng, kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng nông thôn mới của làng...

Lê Minh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG