The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Mặt trận, đoàn thể các cấp và lực lượng vũ trang tích cực tham gia xây dựng làng nông thôn mới
21/10/2021 - Lượt xem: 2091
Những năm qua, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và lực lượng vũ trang của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân, các đoàn viên, hội viên, cán bộ, chiến sỹ tham gia xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hằng năm đều ban hành các Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong 03 năm, đã triển khai lồng ghép tuyên truyền, vận động được trên 5.513 buổi với trên 553.000 lượt người tham gia. Lồng ghép từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” tỉnh, “Quỹ Cứu trợ tỉnh” và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Trung ương hỗ trợ các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà ở và  xây dựng các mô hình sản xuất chăn nuôi với tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh ban hành kế hoạch về việc xây dựng mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019 - 2020, với các tiêu chí: Tiêu chí “2 không” (không có thanh niên thất nghiệp; không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế so với năm trước), Tiêu chí “2 có” (có đội, nhóm thanh niên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có mô hình thanh niên phát triển kinh tế). Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã có 64 mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có”. Qua đó đã trao tặng 26 mô hình phát triển kinh tế cho thanh niên tại 26 làng được chọn xây dựng làng "2 không, 2 có" với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Tham gia xây dựng được 387 nhà tiêu hợp vệ sinh, trị giá 1,054 tỷ đồng; xây dựng 196 nhà ở trị giá 9,840 tỷ đồng; hỗ trợ giống cây trồng cho người dân; phối hợp với các lực lượng di dời 141 ngôi nhà theo quy hoạch sắp xếp bố trí làng nông thôn mới của huyện; tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường như: 75 đợt tổng dọn vệ sinh, đào 315 hố rác, di dời 95 chuồng trại xa nơi ở người dân, trồng mới 7.064 cây xanh, xây dựng 32 đoạn đường thanh niên với 64 hàng cây xanh; tổ chức 25 đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 2.600 lượt thanh niên và nhân dân về cây trồng, vật nuôi và vệ sinh dịch tễ; cách thu gom và xử lý rác thải, phân chuồng; hướng dẫn người dân làm đường mương dẫn nước vào vườn. Ngoài ra, còn tham gia lắp đặt 12 hệ thống điện chiếu sáng đường giao thông nông thôn tại Pleiku, An Khê, Phú Thiện, Mang Yang, Đức Cơ, Đak Pơ, Kbang, Krông Pa, Chư Pưh, Đak Pơ (tổng kinh phí thực hiện 895 triệu đồng); xây dựng 18 điểm vui chơi cho thanh, thiếu nhi tại An Khê, Krông Pa, Đak Đoa, Phú Thiện, Kông Chro, Pleiku (tổng kinh phí thực hiện là 430 triệu đồng) và tổ chức khám, phát thuốc chữa bệnh miễn phí, tặng quần áo, sách vở, xe đạp cho người dân và thanh thiếu nhi nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với thanh, thiếu nhi và nhân dân tại các làng xây dựng nông thôn mới.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện phong trào “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”: Các cấp Hội tổ chức 245 đợt tuyên truyền, vận động 32.113 lượt hội viên dân tộc thiểu số tích cực thực hiện phong trào, vận động thay đổi thói quen tiết kiệm trong chi tiêu gia đình; xóa bỏ các thủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống xâm hại tình dục, bạo lực gia đình; không mua hàng hóa, vay tín dụng đen lãi suất cao; tích cực lao động sản xuất và tham gia xây dựng làng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác dịch vụ ủy thác các nguồn vốn cho hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Tiếp tục vận động hội viên phụ nữ duy trì các loại hình tiết kiệm với tổng số tiền tiết kiệm là 36,471 tỷ đồng với 105.159 thành viên tham gia; qua đó đã giúp cho 8.723 lượt hội viên phụ nữ vay vốn với số tiền được vay là 36,217 tỷ đồng, trong đó có 6.529 phụ nữ dân tộc được vay vốn với số tiền 18,946 tỷ đồng không tính lãi hoặc lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Đăng ký giúp đỡ 631 phụ nữ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều. Thành lập 235 câu lạc bộ “phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5 - 10 triệu đồng” với 4.814 thành viên, số tiền tiết kiệm là 16,165 tỷ đồng và sử dụng số tiền tiết kiệm đúng mục đích.

Làng Hà Đừng, xã Đak Rong, huyện Kbang đổi thay từ chủ trương xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn các nội dung, như: An toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, phòng chống tội phạm ma túy... cho hơn 1.500 lượt hội viên, nông dân và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, cải tạo vườn tạp, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giới thiệu cơ sở cung ứng phân bón... cho hơn 20.500 lượt hội viên, nông dân; hỗ trợ 10.120 cây giống, 72 con giống các loại cho hội viên, nông dân; vận động hơn 5.000 ngày công và 6.737 triệu đồng để giúp đỡ các hộ hội viên nông dân nghèo mua vật tư, cây, con giống phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; đóng góp 4.832 ngày công; làm mới, sửa chữa 13,67 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa 2,835 km kênh mương, hiến 8.480 m2 đất với trên 790 triệu đồng; phối hợp vận động sửa chữa, xóa 40 nhà tạm với số tiền trên 800 triệu đồng; phối hợp vận động xây dựng 1.576 nhà vệ sinh; xây dựng giếng nước, bể chứa nước; vận động được 399 hộ di dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra xa khu vực nhà ở; đào 388 hố chứa rác thải... phối hợp hỗ trợ 2.150 cây trồng làm hàng rào xanh, con đường hoa được hơn 12 km. Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã vận động cán bộ, hội viên Cựu Chiến binh đóng góp 22.752 ngày công làm đường, khơi thông cống rãnh, làm nhà văn hóa, khu thể thao, làm nhà vệ sinh, đào hố rác, di chuyển chuồng trại, trồng cây, trồng hoa trên các tuyến đường liên thôn, làng... đóng góp 5,99 tỷ đồng làm đường, làm nhà văn hóa thôn, làng, lắp đèn chiếu sáng trục đường, xóa nhà tạm... hiến 78.333 m2 đất để làm đường, hội trường thôn, làng.

Các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh: Tổ chức lực lượng cán bộ, chiến sỹ làm công tác dân vận xây dựng nông thôn mới tại 16 làng thuộc các huyện Kbang, Phú Thiện, Đak Đoa, Đức Cơ, Chư Păh với 2.390 ngày công; kết quả: Di dời, lắp ráp 110 nhà ở, 12 kho thóc, 36 chuồng gia súc nhằm chỉnh trang khu nhà ở theo quy hoạch làng nông thôn mới. Sửa chữa, nâng cấp 14,5 km đường giao thông nông thôn; san gạt 2,4 km đường vào cánh đồng lúa nước; cải tạo 8 ha cánh đồng; nạo vét 3,5 km kênh mương thủy lợi; đào 40 móng nhà; đào, chôn 1.280 trụ bê tông, rào 2.250 m lưới B40; làm mới 580 m2 sân bê tông; lắp đặt 400 m đường dây điện; xây mới 02 bể chứa nước; đào lắp 1.250 m đường ống nước. Khám bệnh, cấp thuốc miền phí cho 3.285 lượt người, trị giá 250 triệu đồng; xây dựng, bàn giao 34 nhà tình nghĩa từ nguồn kinh phí địa phương và của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; trồng 2.805 cây xanh.

Thời gian đến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, ban, ngành cùng cấp tăng cường giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó trọng tâm là giám sát việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập; xây dựng cảnh quan môi trường; đảm bảo an ninh trật tự xã hội; xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Lê Minh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG