The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gắn biển phản quang cho xe công nông: Giảm thiểu tai nạn giao thông
04/07/2019 - Lượt xem: 1694
Xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp (tạm gọi là xe công nông) luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) ở mức cao, nhất là trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai. Do đó, việc triển khai gắn biển phản quang được xem là giải pháp tình thế nhưng không kém phần quan trọng nhằm cảnh báo TNGT.
Điểm sáng Đak Đoa
 
Ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết: Toàn huyện có 3.000 hộ với 122.000 khẩu; canh tác 27.500 ha cà phê, 3.500 ha hồ tiêu, 6.500 ha lúa nước... Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ, 1 tỉnh lộ đi qua và khoảng 500 km đường liên thôn, liên xã, liên huyện. Với số dân và diện tích canh tác như trên, nhu cầu sử dụng phương tiện công nông để vận chuyển các sản phẩm nông sản vô cùng lớn, đặc biệt là vào mùa cao điểm thu hoạch các loại cây trồng chủ lực. “Theo thống kê, trên địa bàn Đak Đoa có khoảng 10.000 phương tiện xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp. Khi lưu thông hoặc dừng đỗ vào ban đêm, các loại phương tiện này hầu như không có đèn hay tín hiệu cảnh báo khiến các phương tiện khác (chủ yếu là xe máy) khó phát hiện, dễ đâm vào”-ông Dũng cho hay.
 
Ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông-Vận tải gắn biển phản quang cho một phương tiện xe máy kéo nhỏ. Ảnh: Lê Hòa
Ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông-Vận tải gắn biển phản quang cho một phương tiện xe máy kéo nhỏ. Ảnh: Lê Hòa
 
Trước tình hình đó, huyện Đak Đoa đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp để góp phần giảm thiểu, ngăn chặn nguy cơ xảy ra TNGT. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, huyện trích kinh phí hỗ trợ gắn biển phản quang cho gần 8.000 xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp nhằm tăng khả năng báo hiệu, cảnh báo cho người và các phương tiện khác khi cùng tham gia giao thông để xử lý kịp thời. Song song với đó, UBND huyện giao Công an huyện là cơ quan thường trực có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm nhắc nhở và xử lý các loại phương tiện này khi chở người lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, trong đó có trực chốt từ 17 giờ đến 20 giờ (khoảng thời gian người dân thường điều khiển xe công nông trở về nhà sau ngày làm việc). “Nhờ đó, từ năm 2017 đến nay, tình hình TNGT liên quan xe công nông trên địa bàn huyện cơ bản được giải quyết. Riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp TNGT nào liên quan đến xe công nông”-ông Dũng cho biết thêm.
 
Về phía người sở hữu phương tiện, việc gắn biển phản quang đã hỗ trợ rất lớn khi tham gia giao thông trên các tuyến đường. Anh Thiêm (làng Ktu, xã Glar) chia sẻ: “Chạy xe công nông ban đêm mình lo lắm, vì vừa nguy hiểm cho mình và phương tiện khác. Nhưng biết làm sao, ngày mùa ai cũng bận rộn, làm khi nào xong mới nghỉ, không tránh khỏi chuyện chạy xe về nhà khi trời tối. Từ ngày xe được lắp biển phản quang đến nay, mình thấy rất yên tâm”.
 
Nâng cao khả năng vận hành an toàn 
 
Theo thống kê của Sở Giao thông-Vận tải, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 37.747 xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp. Ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông-Vận tải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn Giao thông tỉnh-cho biết: Từ năm 2010 trở lại đây, TNGT liên quan đến xe máy kéo nhỏ chiếm tỷ lệ 7,36% số vụ, 7,35% số người chết và 7,14% số người bị thương trong tổng số TNGT xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nhiều vụ TNGT liên quan xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp xảy ra khi chở người đã để lại hậu quả nghiêm trọng, trong đó có không ít vụ xảy ra vào ban đêm.
 
Đại tá Phạm Văn Uấn-Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) cũng cho rằng, việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với phương tiện xe công nông gặp không ít khó khăn. Khi xảy ra TNGT, việc xử lý hậu quả sau tai nạn cũng rất phức tạp. “Do đó, việc nâng cao khả năng vận hành an toàn cho loại phương tiện này trong giai đoạn chưa tìm ra phương tiện thay thế hữu hiệu là rất quan trọng. Trong đó, gắn biển phản quang cho xe công nông là điều cần thiết để các phương tiện lưu thông khác dễ nhận biết và xử lý khi lưu thông trong đêm tối, mưa, sương mù... nhằm hạn chế TNGT xảy ra”-Đại tá Phạm Văn Uấn nói. Được biết, đến nay đã có khoảng 29.000 xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp đã được gắn biển phản quang trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng trên 70%.
 

Ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông-Vận tải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn Giao thông tỉnh: “Không thể phủ nhận công năng của xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp trong thực tiễn sản xuất. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra phương tiện thay thế, do đó phải chú ý đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Việc giảm thiểu TNGT liên quan đến xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu tiếp tục kéo giảm TNGT ở cả 3 chỉ số”.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG