The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn
07/08/2021 - Lượt xem: 2885
Để thực hiện các mục tiêu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách, quy định trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn được tỉnh chú trọng. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào nông thôn năm 2008 chỉ chiếm 15,1%; đến năm 2020 chiếm 16,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào nông nghiệp, nông thôn chiếm 15,37% (giai đoạn 2011 - 2015), tăng lên 19,23% so với tổng vốn đầu tư từ ngân sách (giai đoạn 2016 - 2020).

Riêng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước 2011 - 2020 là  2.331,124 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2016 - 2020 là 1.895,75 tỷ đồng, gấp 4,35 lần so với đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 435,374 tỷ đồng; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn; đến năm 2020 có 87 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 15,59 tiêu chí nông thôn mới/xã; có 90 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 79,26% tuyến đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 54,42% tuyến đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Để khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, tỉnh tập trung hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn; hỗ trợ chuyển đổi giống mới; hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn GAP; hỗ trợ hình thành và phát triển các chuỗi nông sản; hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, xây dựng thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ nông sản… Tập trung triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, chính sách trợ giá, trợ cước, thực hiện tốt chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng.

Nuôi tằm lấy tơ trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cần có cơ chế, chính sách để phát triển hơn nữa trong thời gian đến

Về các nhiệm vụ trọng tâm những năm tới, tỉnh Gia Lai xác định một số vấn đề trọng tâm như: Định hướng đổi mới cơ chế quản lý đất nông nghiệp, nhất là đất lúa, tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách bảo vệ đất trồng lúa và hỗ trợ cho người trồng lúa theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người nông dân khi bị Nhà nước thu hồi đất; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi, đời sống của nông dân khi cho doanh nghiệp thuê đất phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, tăng quy mô nông hộ, tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nông nghiệp (người được giao và thuê đất nông nghiệp); thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; thủ tục về chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê đất; thủ tục về giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư; thủ tục góp giá trị quyền sử dụng đất để hình thành cổ phần, cổ đông của doanh nghiệp.

Đổi mới cơ chế, chính sách để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông dân và các đối tác kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã ở khu vực nông thôn. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho nông sản; quản lý chặt chẽ thị trường nông sản làm thực phẩm trong nước: Hình thành mắt xích trong liên kết sản xuất, tạo giá trị gia tăng hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm Chương trình OCOP, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Hoàng Quân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG