The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Dạy nghề nông thôn gắn với nhu cầu thực tiễn
19/02/2019 - Lượt xem: 2068
Mục tiêu mà các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng đến là học nghề thì phải làm được nghề và học đến đâu phải thực hành đến đó. Để hạn chế tình trạng chạy theo số lượng, chương trình đào tạo nghề đã thay đổi cách thức, dựa vào nhu cầu, nguyện vọng của người học.
Thay đổi cách thức đào tạo nghề
 
Trước đây, người muốn học nghề phải đến các trung tâm, cơ sở đào tạo thì nay các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã tổ chức nhiều lớp học ngay tại địa phương. Đơn cử, từ nguyện vọng của thanh niên ở xã vùng sâu Chư Mố (huyện Ia Pa), lớp học về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng đã được tổ chức vào mỗi buổi tối ngay tại làng. Nhờ đó, thanh niên địa phương có thể sắp xếp thời gian tham gia đông đủ. Ông Phan Thanh Hùng-Trưởng phòng Đào tạo (Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nam Gia Lai) cho biết: “Để hỗ trợ bà con tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn, đồng thời tăng thu nhập, năm 2018, nhà trường phối hợp với UBND xã, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện mở lớp kỹ thuật trồng rừng, tuyển sinh khóa đầu tiên 30 học viên, hầu hết là người địa phương đang tham gia dự án trồng rừng của huyện. Chúng tôi tập trung đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rừng, quán triệt nhiệm vụ bảo tồn rừng nhằm giúp bà con thấy được lợi ích thiết thực của rừng đối với đời sống, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là diện tích rừng hiện có”.
 
Trong hơn 8 năm qua, trên 36 ngàn lao động nông thôn ở tỉnh ta đã được đào tạo nghề.   Ảnh: Đ.T
Trong hơn 8 năm qua, trên 36 ngàn lao động nông thôn ở tỉnh ta đã được đào tạo nghề. Ảnh: Đ.T
 
Chị Ksor H'Quyên (buôn Broái, xã Chư Mố) cho hay, gia đình chị có 2 sào đất, trong lúc đang lúng túng chưa biết nên trồng cây gì thì chị được tham gia lớp kỹ thuật trồng rừng. “Mình mong muốn được hướng dẫn trồng các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất đất, làm sao cho cây sống tốt, mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình. Hơn nữa, từ những kiến thức được đào tạo về trồng rừng, mình còn có thể tham gia bảo vệ rừng tại địa phương”-chị H'Quyên chia sẻ.
 
Tương tự, tại huyện Phú Thiện, lớp tập huấn trồng rau an toàn do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp với cơ sở đào tạo nghề tổ chức ngay tại làng, tạo thuận lợi cho chị em Bahnar học tập. Chị Đinh Thị Rét (làng Pông, xã Chư A Thai) cho biết, sau 6 tuần học, chủ yếu là thực hành trên đồng ruộng, chị cùng hàng chục chị em khác trong làng đã có được sản phẩm đầu tiên, đó là mỗi gia đình một vườn rau xanh tốt. “Từ khi tham gia lớp học này, các gia đình đã có rau sạch, an toàn, bảo đảm sức khỏe để dùng mà không phải tốn tiền mua nữa, đỡ được một khoản chi phí. Chúng tôi cũng ý thức cao hơn ở chỗ trồng rau an toàn không phun thuốc, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. Từ đây, nhiều chị em còn có thêm thu nhập từ việc bán rau”-chị Rét cho biết.
 
Theo ông Phan Thanh Hùng, vùng Đông Nam tỉnh chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp nên những năm gần đây, chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp được các địa phương rất quan tâm. Các nhóm ngành nghề gắn với đời sống sản xuất kinh tế địa phương như nhóm nghề trồng trọt, chăn nuôi thường xuyên được mở. Bên cạnh đó còn có một số ngành nghề phi nông nghiệp như: sửa chữa máy công suất nhỏ, điện nông thôn, một số nghề gắn với văn hóa truyền thống địa phương như nghề dệt thổ cẩm, đan lát…. Các ngành nghề đào tạo đều hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của người dân tại chỗ. Trước đây, từng có tình trạng người học nghề chỉ ghi tên cho có để nhận tiền chế độ hỗ trợ rồi bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên hiện nay, nhờ thay đổi cách thức đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tiễn nên người học đến lớp thường xuyên hơn. Từ đó, nhiều người dân sau khi được đào tạo đã tìm được việc làm ổn định và cải thiện thu nhập.  
 
Gắn đào tạo nghề với việc làm
 
Lớp học nghề điện tại huyện Ia Pa thu hút nhiều phụ nữ nông thôn vì đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ảnh: N.B
Lớp học nghề điện tại huyện Ia Pa thu hút nhiều phụ nữ nông thôn vì đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ảnh: N.B
 
Lớp học nghề điện tại huyện Ia Pa khá đặc biệt, bởi chiếm số đông là phụ nữ Jrai. Chị Nay HKin (buôn Biah C, xã Ia Tul) cho biết, ban đầu, chị mang tâm lý e ngại vì nghề điện trước nay chỉ có đàn ông theo học. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thấy nghề này rất hữu ích, có tính ứng dụng cao nên nhiều chị em trong làng đã tích cực tham gia lớp học. Nhiều chị sau khi học về đã thực hành được ngay. Chị HKin chia sẻ: “Lúc trước, mình thấy rất phiền phức mỗi khi hư hỏng hệ thống điện trong nhà, thường phải gọi thợ đến sửa. Nhưng từ khi học nghề, mình có thể khắc phục được các sự cố về điện. Thậm chí, mình còn sửa chữa điện cho một số gia đình khác nữa”. Chị Ksor HMrơn (buôn Biah A, xã Ia Tul) cũng cảm thấy rất thoải mái khi làm chủ được các vấn đề về sử dụng điện sinh hoạt trong gia đình chỉ sau 2 tháng tham gia lớp học. Chị HMrơn nhận xét, địa phương mở các lớp đào tạo rất đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, thậm chí những người giỏi nghề có thể kiếm thêm thu nhập từ nghề được học.
 
Ông Lê Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thông tin: Sau hơn 8 năm triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo cho hơn 36.000 lao động vùng nông thôn, trong đó có trên 86% là người dân tộc thiểu số. “Tới đây, ngành sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về đào tạo nghề nông thôn, gắn đào tạo nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm các mô hình giảm nghèo như trồng rau sạch, chăn nuôi bền vững, tránh dịch bệnh, giúp người nông dân làm chủ các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG