The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Công tác thi đua, khen thưởng nên tránh tràn lan, hình thức
09/07/2014 - Lượt xem: 2462
Phong trào thi đua phải vừa thiết thực, vừa bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; khen thưởng phải bảo đảm tính nêu gương, giáo dục, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn lan gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Chuyển trọng tâm thi đua khen thưởng về cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số...

Ngày 8/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” của Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự.

Phát biểu quán triệt Chỉ thị 34-CT/TW, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ từ năm 1998 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành 3 Chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác này.

Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành nhằm động viên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự trở thành động lực to lớn của nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước và từng bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang tập trung phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo và chủ quyền quốc gia nên việc tổ chức phong trào thi đua góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác này. Thực tế vừa qua, phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, liên tục. Nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Việc suy tôn, phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có biểu hiện tràn lan, nhiều trường hợp được khen thưởng chưa phải là tấm gương tiêu biểu, khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít.

Phó Thủ tướng lưu ý, phong trào thi đua phải bảo đảm thiết thực, sâu rộng và bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; khen thưởng phải bảo đảm tính nêu gương, giáo dục, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn lan gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Chuyển trọng tâm thi đua khen thưởng về cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số...

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Thi đua khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà đã giới thiệu những nội dung mới của Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Tại Hội nghị, Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương cũng cho biết kế hoạch thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW là tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị này trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. 

Theo đó nhấn mạnh việc đổi mới nội dung, hình thức, đề cao tính thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua; chỉ phát động phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua; chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua; giải quyết dứt điểm việc thi đua khen thưởng, đặc biệt là người có công và đối tượng chính sách, chủ động xem xét và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân là người nước ngoài có đóng góp trong công cuộc củng cố và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.


Luật đã thể hiện cơ bản các quan điểm theo định hướng đổi mới công tác thi đua khen thưởng như không lấy danh hiệu thi đua làm tiêu chuẩn xét tặng các hình thức khen thưởng đối với cá nhân. Đây là nội dung quan trọng được sửa đổi, bổ sung trong hầu hết các tiêu chuẩn để xét tặng các loại Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục tình trạng khen nhiều, khen chồng chéo, trùng lắp, khen thưởng theo định kỳ.

Luật quy định thời gian xét thưởng Huân chương; tăng thời gian xét tặng giải thưởng các danh hiệu: “Nhà giáo”, “Thầy thuốc”, “Nghệ sỹ”, “Nghệ nhân” Nhân dân và Ưu tú là 3 năm thay vì 2 năm như hiện nay. Thời gian xét tặng danh hiệu "Anh hùng" là 5 năm 1 lần thay vì hằng năm như hiện nay.

Đặc biệt, Luật cũng bổ sung quy định về đối tượng "nguyên thủ quốc gia nước ngoài" có công lao lớn đối với đất nước Việt Nam sẽ được tặng Huân chương Sao Vàng.

Theo Chinhphu

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG