The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cởi bỏ tâm lý “sợ sai” cho cán bộ
31/10/2022 - Lượt xem: 320
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đang rất quyết liệt, có một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình dẫn đến không dám làm việc. Và câu chuyện này đã thực sự “nóng” tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.

 

 
Ảnh minh họa. 

Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội nhận định rằng, hạn chế về việc cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và phục vụ nhân dân. Cụ thể, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội nhận thấy có 3 nhóm: Cán bộ còn hạn chế về năng lực có tình trạng sợ không dám thực hiện nhiệm vụ; cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế nên có chuyện nghe ngóng, né tránh; còn đối tượng thứ ba là một số cán bộ bây giờ không muốn làm, không dám làm vì có thể chính sách pháp luật chưa đủ nên trước làm có thể đã không đúng. Hoặc làm xong rồi không biết có sai hay không? Sai cũng không biết sai chỗ nào nên nếu bây giờ vẫn làm đúng như vậy thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

Và chính hệ quả của tâm lý e dè, lo lắng, sợ trách nhiệm đã tạo sức ì rất lớn, sự trì trệ trong cơ quan công quyền. Điều này đã làm cho hàng chục thậm chí hàng trăm những dự án ì ạch trong triển khai, trải qua nhiều năm vẫn chưa đưa vào sử dụng, thậm chí “đắp chiếu” cả thập kỷ vẫn chưa tháo gỡ được hết những khó khăn, vướng mắc…

Tìm ra nguyên nhân để có giải pháp triệt tiêu tâm lý “sợ sai”, “sợ trách nhiệm” này, trên nghị trường Quốc hội, nhiều vấn đề đã được đề cập. Trong đó, có cả việc chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đối với một số vấn đề, dẫn đến tình trạng “đối với vấn đề này áp dụng luật này thì đúng, nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra thì lại sai. Áp dụng vào thời điểm này thì đúng, nhưng sau đó kiểm tra thời điểm khác thì lại sai" – như đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) phát biểu.

Đáng lưu ý, có nguyên nhân chính từ yếu tố con người, khâu tổ chức thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ. Có đại biểu phân tích, với cán bộ có năng lực hạn chế có tình trạng sợ không dám làm, với cán bộ có năng lực nhưng rõ ràng ý thức và tinh thần còn hạn chế, có chuyện nghe ngóng, né tránh, và còn cả tình trạng “không muốn làm và không dám làm”. Thậm chí "có cán bộ tâm sự rằng, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".

Thực tế cho thấy, cán bộ biết sợ sai là tốt, như vậy sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng sợ đến mức không dám làm, không dám hành động gì vì không biết làm như thế đúng hay sai là không thể chấp nhận được và cần phải xem lại trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên đó. Bởi chính cách tư duy, hành động như vậy dù vì lý do gì thì sự xuất hiện của những nhân tố cực đoan ấy đã là tác nhân gây cản trở công việc chung, thậm chí đi ngược với những chủ trương, chính sách của Đảng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bởi Đảng, Nhà nước “mạnh tay”, quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, xử lý cán bộ vi phạm là nhằm “xốc lại” bộ máy, làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên và giúp hệ thống chính trị mạnh lên chứ không phải là làm cho đội ngũ cán bộ vin vào đó bao biện cho hành vi sợ trách nhiệm, sợ sai.

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, muốn giải quyết vấn đề này, phải có giải pháp quyết liệt, chấn chỉnh càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kể cả khu vực công và tư. Đó là các bộ ngành trung ương một mặt thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách nhằm điều chỉnh cho đồng bộ phù hợp với thực tế. Mặt khác, sớm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Cùng với đó, thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp rõ ràng cho các cấp trong thứ bậc hành chính, đồng thời xử lý hợp lý các vấn đề về tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả…

Chắc chắn một thể chế mạnh mẽ, minh bạch, rõ ràng và hiệu lực cao sẽ tạo môi trường làm việc tối ưu, giúp cho công chức, viên chức yên tâm làm việc, thu nhập chính đáng từ lương đủ nuôi mình, gia đình mình và quan trọng hơn họ được pháp luật bảo vệ…

Nhưng nói gì thì nói, nếu chỉ nói lỗi là do vướng mắc của chính sách pháp luật thì e rằng chưa đủ. Bởi Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thẳng thắn đề cập đến cơ chế bảo vệ cán bộ với “6 dám”: “Có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện các nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.

Đặc biệt, Bộ Chính trị đã có Kết luận 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám” bằng việc luật hóa, cụ thế hóa để tạo cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm… và khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá cũng được đặt ra.

Chính kết luận 14-KL/TW về việc bảo vệ cán bộ nêu rõ: Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Đó chính là “trụ đỡ” quan trọng để cán bộ sáng tạo, đột phá tìm hướng đi mới cho sự phát triển. Đây chính là “liều thuốc” giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đó cũng là một cách “khích tướng” đội ngũ cán bộ để ngày càng xuất hiện nhiều tư duy mới, cách làm mới, đột phá mới nhằm mang lại những bước ngoặt phát triển mới cho đất nước nói chung, cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương nói riêng.

Đất nước không thể có những đột phá nếu cán bộ không dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Để cán bộ dám nghĩ, dám trên cơ sở Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị, một số ý kiến cho rằng, Trung ương cần “lượng hóa” bằng quy định cụ thể để có thể đánh giá cán bộ. Muốn thế cần phải xây dựng cơ chế cụ thể, luật hóa bằng một văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Như thế sẽ dễ thực hiện hơn trong thực tế. Đây cũng là giải pháp để tạo môi trường làm việc tối ưu, năng cao năng suất lao động; tháo gỡ, giải quyết những “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển./.

 
(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG