The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cảm thức pơ thi
21/05/2021 - Lượt xem: 3997
Pơ thi là lễ hội lớn trong các nghi lễ vòng đời của các sắc tộc Tây Nguyên. Người Tây Nguyên quan niệm khi chết, cái đích của các hồn ma (Atâu) là cõi mang lung. Đó là cõi vĩnh hằng tự do vui vẻ chờ đợi mọi người.
Thời gian đầu khi một người vừa qua đời, bao nhiêu tình cảm vấn vương níu kéo, hồn ma chưa nỡ bỏ người thân đang sống mà đi được. Khoảng 1 năm kể từ khi an táng, chiều nào cũng có người thân (thường là phụ nữ) ra nhà mồ quét dọn, chăm sóc, khóc kể cho người chết nghe, rồi cho hồn ma ăn uống đều đặn. Sau đó, việc này thưa dần, đến khi gia chủ tích trữ đủ lúa gạo, rượu ghè, trâu, bò, heo, gà… thì làng làm lễ pơ thi. Đó là lần tiễn biệt vĩnh viễn người đã khuất.
 
Pơ thi của người Jrai thường diễn ra trong mùa ning nơng, là thời điểm đất trời trong trẻo nhất. Mùa màng đã xong. Lúa đã chất đầy kho rẫy. Con người có những ngày nghỉ ngơi vui vẻ để lấy lại sức chuẩn bị bước vào một mùa vụ gieo trồng mới.
 
Công việc đầu tiên trong lễ pơ thi là dỡ nhà mồ ra làm lại. Người ta lên rừng chặt gỗ, chặt tre. Nghệ nhân thì tạo tác các bức tượng mồ một cách ngẫu thức, độc bản. Nhà mồ được làm xong, xung quanh được rào bằng tre gỗ và dựng xen kẽ các bức tượng mồ. Phía ngoài, dựng các lán lá che sương che nắng tạm, để ngủ nghỉ qua đêm. Chủ nhà dựng một ngôi lán lát sàn, thấp nhưng dài, thuận tiện cho việc chia phần, ngồi uống rượu cần giữa ngày nắng đêm sương.
 
Tiếp đến là một đêm cồng chiêng đắm đuối. Nghe tiếng cồng chiêng, bà con các làng lân cận kéo nhau đến. Xưa người Tây Nguyên yêu nhau quý nhau thì giao ước có việc, mọi người biết tin cứ thế tự nguyện đến, không chờ mời mọc, không ghi chép trả nghĩa… Có những pơ thi với hàng mấy trăm người tham dự là thế.
 
Người các làng đến dự lễ hội pơ thi đều mang theo lễ vật, không gây bị động, khó khăn cho gia chủ. Thường thì họ cắp theo con heo nhỏ hay con gà, gùi theo gạo, ghè rượu cần… Đêm đầu, chủ nhà đã chuẩn bị sẵn một ít thức ăn và rượu để người tham dự ăn uống, đánh cồng chiêng, múa xoang trong đêm. Tầm 3 giờ sáng, mọi người lục tục đập heo, giết bò để làm đồ hiến tế, đồ ăn đồ uống cho ngày sau. Thường một lễ pơ thi kéo dài 3-4 ngày đêm.
 
Lễ pơ thi của người Bahnar ở Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lễ pơ thi của người Bahnar ở Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc
 
Những pơ thi xưa vì vậy phải giết hàng chục con trâu, bò, hàng trăm con heo, hàng trăm ghè rượu, ăn uống thâu ngày thâu đêm. Đó là ngày vui của không chỉ một nhà mà cả làng, không chỉ một làng mà là nhiều làng trong chu vi hàng chục cây số núi rừng!
 
Thường pơ thi được tổ chức vào những mùa trăng. Trên trời trăng sáng huyền ảo mông lung. Những đống lửa bập bùng mờ tỏ. Đêm càng khuya, tiếng cồng chiêng càng thôi thúc vang xa đến tận cùng rừng núi. Những vòng xoang thêm xao xuyến. Những cang rượu cần ngả nghiêng.
 
Trong một đêm pơ thi mơ ảo như thế ở ngoại ô Pleiku, chúng tôi cùng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bộ hành nửa tỉnh nửa say tưởng chừng không hồi kết. Và bài thơ “Đêm cộng cảm” của anh ra đời: “Múa hát với ma đêm nay/Ăn uống với ma đêm nay/Ngủ với ma đêm nay/Ngày mai vĩnh viễn chia tay…”.
 
Bây giờ, pơ thi có quy mô nhỏ hơn. Nhưng trong tôi, những tiếng cồng chiêng mùa ning nơng ngày nào vẫn lấp láy mãi trong ký ức.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG