The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Quốc hội thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)
05/04/2016 - Lượt xem: 10014
Sáng 5/4, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Báo chí (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

 

Kết quả thông qua Luật báo chí (sửa đổi). Ảnh: TH

Luật Báo chí (sửa đổi) gồm 6 chương, 61 điều quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Uỷ viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Về cơ quan báo chí (các điều 15 và 21), có ý kiến đề nghị, căn cứ vào thực tiễn cuộc sống, dự thảo Luật cần quy định cụ thể ba loại hình hoạt động của cơ quan báo chí bao gồm: Đơn vị được bao cấp toàn bộ kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu và doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. UBTVQH nhận thấy, khoản 1, Điều 21 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định 16/2015/NĐ-CP  quy định cụ thể cơ chế tự chủ về tài chính đối với từng loại đơn vị sự nghiệp công bao gồm cơ chế tự chủ hoàn toàn, một phần hoặc bao cấp toàn bộ kinh phí hoạt động như ý kiến đại biểu đã nêu.

Về ý kiến đề nghị cho phép cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, UBTVQH đã có Báo cáo số 1061/BC-UBTVQH13 giải trình trước Quốc hội. Theo đó, cơ quan báo chí không phải là doanh nghiệp, hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh. Hơn nữa, cơ chế thành lập, quản lý doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm khác cơ bản so với cơ chế thành lập, quản lý cơ quan báo chí. Như vậy, việc quy định cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là không phù hợp. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Về nhà báo (các điều 25, 27 và 28), Uỷ viên Ủy ban thường vụ Quốc hội  Nguyễn Thanh Hải cho biết: Có ý kiến cho rằng, quy định nhà báo có quyền liên hệ trực tiếp với thẩm phán và luật sư để lấy tin phỏng vấn tại các phiên toà xét xử công khai là chưa bao quát hết đối tượng tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉnh lý nội dung trên và thể hiện lại như điểm d, khoản 2, Điều 25 dự thảo Luật.

Về cấp thẻ nhà báo, có ý kiến đề nghị bỏ điều kiện “phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên” đối với người công tác tại cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo; đề nghị giảm điều kiện phải có thời gian công tác từ “3 năm” xuống còn “2 năm” đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu; đề nghị bổ sung quy định trường hợp người được xét cấp thẻ nhà báo là đối tượng vi phạm pháp luật hình sự bị kết án mà hết thời hạn thi hành án.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định về quyền khai thác thông tin của nhà báo. UBTVQH nhận thấy, hoạt động khai thác thông tin của nhà báo bao gồm hoạt động chủ động lấy tin, bài của nhà báo và trách nhiệm của cơ quan tổ chức cung cấp thông tin cho nhà báo. Dự thảo Luật đã có một số điều quy định về vấn đề này.

Có ý kiến đề nghị không nên quy định thời hạn 5 năm phải đổi thẻ nhà báo (Điều 28). UBTVQH nhận thấy, thực tế hiện nay, có một số trường hợp, người được cấp thẻ nhà báo nhưng không còn làm công việc liên quan đến báo chí, mà vẫn giữ và sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích. Do vậy, để quản lý hiệu quả việc sử dụng thẻ nhà báo, UBTVQH đề nghị được giữ như dự thảo Luật.

Về hoạt động báo chí (các Điều 38 và 42), Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật không nên để Chính phủ quy định hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước mà cần quy định nội dung này ngay tại Luật. UBTVQH nhận thấy, Điều 38 dự thảo Luật đã quy định về nguyên tắc chung của việc cung cấp thông tin cho báo chí mà các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ. Ngoài ra, việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước còn có thêm nhiều nội dung như: Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn; trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong việc đăng, phát nội dung phát ngôn; hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất, bất thường. Mỗi nội dung này lại kèm theo quy trình, thủ tục liên quan. Thêm vào đó, hoạt động này còn đang trong quá trình nghiên cứu thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí (Điều 59), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về bảo vệ nhà báo; có ý kiến đề nghị bổ sung chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân cản trở hoạt động báo chí; tổ chức, cá nhân cố tình né tránh không cung cấp thông tin cho báo chí; cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ quan báo chí. UBTVQH nhận thấy những nội dung này đã được quy định tại Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Với 442/445 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 89,47% tổng số đại biểu Quốc hội,  Quốc hội đã  biểu quyết thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG