The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Quan hệ Nga và phương Tây căng thẳng sau khi Crimea trưng cầu dân ý
18/03/2014 - Lượt xem: 3483
Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý ở nước Cộng hòa tự trị Crimea cho thấy, có tới 96,77% số phiếu ủng hộ chủ trương sáp nhập vào Liên bang Nga. Tuy nhiên, một kết thúc được dư luận Crimea và Nga đón nhận này lại trở thành điểm khởi đầu cho những sóng gió mới trong quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây.
 

Người dân Crimea ăn mừng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý với chủ trương tán
thành sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga. (Ảnh: Reuters)

 


Kết quả cuối cùng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea: 96,77% ủng hộ sáp nhập vào Nga

Ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu vào tối ngày 16/3 và rạng sáng ngày 17/3, người dân Crimea đã đổ xuống các tuyến phố của thủ phủ Simerofol để ăn mừng kết quả “có thể dự báo trước” nhằm đưa Crimea trở về ngôi nhà Liên bang Nga.

Đến tối ngày 17/3, hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn thông báo của người đứng đầu Hội đồng cấp cao Crimea về trưng cầu dân ý Mikhail Malyshev cho biết, kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy có tới 96,77% cử tri (tương đương với 1.233.002 người) đã bỏ phiếu chọn sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga trong cuộc trưng cầu được tổ chức ngày 16/3. Chỉ có 2,51% chọn ở lại Ukraine song với quyền tự trị lớn hơn, trong khi số phiếu không hợp lệ là 0,72%.

Như vậy, số người ủng hộ này còn cao hơn kết quả ban đầu là 96,6%. Ông Malyshev cho rằng điều đó thể hiện càng có nhiều người hơn ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.

Số liệu này chưa bao gồm kết quả kiểm phiếu tại thành phố Sevastopol. Người đứng đầu Ủy ban kiểm phiếu thành phố Sevastopol, Valeri Medvedev, thông báo có 95,6% cử tri tại thành phố Sevastopol đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại thành phố này là 89,5%.

Tổng thống Nga V.Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập

Văn phòng báo chí điện Kremlin, ngày 17/3 cho biết: Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận nước Cộng hòa tự trị Crimea, thuộc Ukraine là một quốc gia độc lập – một bước đi mở đường để Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga cũng công nhận thành phố cảng Sevastopol của Crimea là một thành phố có “quy chế tự trị đặc biệt” thuộc Crimea.

Ông Dmitry Vyatkin, đại diện của Duma quốc gia tại Toà án hiến pháp cho biết, sắc lệnh có hiệu lực ngay sau khi được ký và là "một bước tiến gần hơn tới các tiến trình" đưa Crimea trở thành một phần của Nga.

Một khi Crimea được công nhận độc lập, yêu cầu gia nhập chính thức của Crimea sẽ được Quốc hội Nga xem xét và phê chuẩn. Sau đó các bên sẽ ký một hiệp ước quốc tế và cần được Toà hiến pháp công nhận trước khi được trình lên Quốc hội Nga phê chuẩn.

Sau khi các thủ tục trên hoàn tất, một bộ luật hình thành một thực thể hành chính mới sẽ được soạn thảo và trình lên các cơ quan chức năng phê chuẩn.

Được biết, vào tối ngày 17/3, các nhà lãnh đạo lưỡng viện Nga đã công bố bản tuyên bố dự thảo về tình hình Crimea. Bản tuyên bố dự thảo hoan nghênh kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 với kết quả 96,7% số phiếu ủng hộ sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga sau 60 năm là một phần của Ukraine.

Theo kế hoạch, ngày 18/3, Tổng thống Putin sẽ có bài phát biểu trước hai viện của Quốc hội, đại diện các vùng và các tổ chức công về yêu cầu của Crimea được sáp nhập vào Nga.

Theo kết quả một cuộc khảo sát ý kiến dư luận do Tổ chức dư luận xã hội và Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VTsIOM) vừa công bố, có tới 91% người dân Nga ủng hộ Crimea trở thành một thực thể thuộc Liên bang Nga.

Nước Cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố độc lập

Bên cạnh những động thái chuẩn bị về mặt pháp lý của Nga, lãnh đạo của chính quyền tự trị Crimea, ngày 17/3 đã tuyên bố độc lập nhằm mở đường cho tiến trình sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.

Văn bản tuyên bố độc lập được nghị viện Crimea thông qua nêu rõ, "Nước cộng hòa Crimea kêu gọi Liên hợp quốc và tất cả các nước trên thế giới công nhận Crimea là một quốc gia độc lập". Các nhà lãnh đạo Crimea cam kết sẽ “xây dựng quan hệ với các nước khác dựa trên cơ sở bình đẳng, hòa bình, láng giềng hữu nghị tốt cũng như các nguyên tắc đã được quốc tế công nhận trong hợp tác văn hóa - kinh tế - chính trị”.

Được biết, cơ quan lập pháp của Crimea đã gửi kiến nghị đề nghị Liên bang Nga thừa nhận Crimea là một chủ thể mới với quy chế là một nước cộng hòa. Bên cạnh đó, Crimea cũng ủy quyền cho Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov và Thủ tướng Sergey Aksenov ký kết hiệp ước sáp nhập với Liên bang Nga.

Phản ứng quốc tế về kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea

Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea được công bố với phần lớn ý kiến ủng hộ chủ trương sáp nhập vào Liên bang Nga, quyền Tổng thống Ukraine Alexandr Turchynov tuyên bố “kết quả này sẽ không bao giờ được Ukraine thừa nhận”.

Thủ tướng Arseny Yatsenyuk cũng chia sẻ quan điểm trên và nhấn mạnh rằng “chính quyền Kiev sẽ không bao giờ chấp nhận việc xảy ra tình trạng chia cắt ở Ukraine”. “Crimea là một phần lãnh thổ của Ukraine. Các công dân của chúng tôi sống ở đó và chúng tôi sẽ không bao giờ thừa nhận điều được gọi là một cuộc trưng cầu dân ý”, ông Yatsenyuk nói.

Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko – ứng cử viên tiềm năng cho cuộc bầu cử Tổng thống tại Ukraine vào ngày 25/5 tới cũng tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là một hành vi nhằm “chiếm đoạt đất nước Ukraine bằng quân sự”, đồng thời kêu gọi Quốc hội Ukraine đưa vấn đề này lên Tòa án Công lý quốc tế.

Từ Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức Nga và 4 quan chức Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Tuy bản danh sách này không được công bố đầy đủ song những quan chức thuộc diện trừng phạt của Mỹ bao gồm Tổng thống bị lật đổ của Ukraine, ông Viktor Yanukovych và phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Theo lệnh trừng phạt của Mỹ, 11 quan chức Nga và Ukraine – bị quy kết trách nhiệm cho các hành vi đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ bị phong tỏa tài sản và cấm đi lại.

Về phía Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố lệnh trừng phạt đối với 21 cá nhân được xem là có các hành vi đe dọa đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Trước bối cảnh căng thẳng ngoại giao xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine – với tâm điểm là cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea ngày càng có dấu hiệu leo thang sau khi các nước phương Tây đã chuyển từ cảnh báo sang thực thi lệnh trừng phạt lên các quan chức Nga và Ukraina, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ngày 17/3 đã kêu gọi tất cả các bên có liên quan kiềm chế, hành động dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

Ngày 17/3, Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tình hình Ukraine cần tìm kiếm một giải pháp chính trị thông qua đàm phán trong thời gian sớm nhất có thể. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn theo sát tình hình ở Crimea và kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế./.

(Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG