The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. V-League đã quên VAR?
26/01/2021 - Lượt xem: 1861
Sau nhiều hứa hẹn, mùa 2021 đã khởi tranh mà công nghệ VAR hoàn toàn không được nhắc đến.

Lẽ ra không cần phải đặt câu hỏi "VAR đâu?"đối với các nhà tổ chức. Ngay đến giải hạng Nhất của Thái Lan cũng đã sử dụng công nghệ này. Đây không còn là lúc để hỏi nên hay không? Làm được hay không? Mà về nguyên tắc là phải có, bởi nó đang là một "tiêu chuẩn bắc buộc" của bóng đá hiện đại. Khó khăn tài chính cũng như khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của FIFA là những nguyên do khiến VAR chưa được áp dụng ở V-League. Nhưng, các nhà quản lý bóng đá Việt Nam đáng ra phải quyết tâm hơn trong việc đầu tư cho công nghệ này, bởi về lâu dài, nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho chính họ.

Trọng tài Ngọc Châu truất quyền thi đấu của trung vệ Kelly (trái) trong trận đấu giữa Hà Tĩnh và TP HCM ở vòng 2 V-League 2021 trên sân Thống Nhất. Ảnh: Đức Đồng.

Trọng tài Ngọc Châu truất quyền thi đấu của trung vệ Kelly (trái) trong trận đấu giữa Hà Tĩnh và TP HCM ở vòng 2 V-League 2021 trên sân Thống Nhất. Ảnh: Đức Đồng.

Mùa trước, khi VAR không được triển khai như kế hoạch, có đến 15 trong số 20 vòng tại V-League 2020 vướng sự cố về trọng tài. Ít nhất chín người bị kỷ luật và khoảng 12 sai lầm của trọng tài liên quan đến các bàn thắng. Giả sử như có VAR can thiệp vào một vài tình huống quan trọng, nhiều khả năng Nam Định không đợi đến giờ cuối mới trụ hạng thần kỳ, đồng thời cũng chưa chắc Viettel đã trở thành nhà vô địch.

Nếu bây giờ hỏi 14 đội bóng V-League rằng họ có yên tâm về trọng tài không? Chắc chắn không ai gật đầu. Trận tranh Siêu Cup vừa qua giữa Hà Nội và Viettel hồi đầu mùa lại do ông Ngô Duy Lân cầm còi. Đây là trọng tài giỏi nhất nhì của Việt Nam, nhưng cuối mùa trước cũng bị "treo còi", không thể tham dự vòng đấu cuối cùng có nhiều trận "đinh". Trận tranh Siêu Cup diễn ra giữa hai đội mạnh nhất Việt Nam, nhưng tính chất không đến mức căng thẳng, vậy mà vẫn phải tái sử dụng ông Lân. Chẳng lẽ cả mùa 2020 không phát hiện được nhân tố nào mới trong đội ngũ trọng tài? Trong khi đó, mùa 2020 có số lượng trận đấu chất lượng nhiều nhất từ trước đến nay. Đây là điều kiện rất tốt để trọng tài nâng cao trình độ, nhưng kết quả có vẻ không tiến triển gì.

Điều này có nghĩa V-League 2021 vẫn diễn ra với mối lo về trọng tài như ... những mùa cũ. Và thực tế, các nhà tổ chức lại phải cử ông Lân cầm còi trận ra quân giữa Hà Nội và Nam Định - đội bóng chịu nhiều "ấm ức" nhất vì trọng tài mùa trước. Rồi xung quanh đó, những tranh cãi về các quyết định của trọng tài liên quan đến trận HAGL - SLNA, TP HCM - Hà Tĩnh... đã lại nổ ra.

Trong bối cảnh số lượng trọng tài giỏi không tăng, sự nghi ngờ vẫn tồn tại, thì việc áp dụng VAR là phương pháp hiệu quả. Nhưng, một công nghệ vốn đang sử dụng đại trà trên toàn thế giới lại không thể xuất hiện tại V-League. Trong khi các thành phần của bóng đá Việt Nam đều yêu cầu tính chuyên nghiệp, một nhu cầu cần thiết để thể hiện tính chuyên nghiệp đó, lại chẳng thấy ai đề cập đến ở mùa giải mới. Hoàn toàn có những giải pháp cho vấn đề VAR, chí ít nó cũng phải được tiến hành thử nghiệm dựa trên nền tảng hệ thống ghi hình hiện nay.

Một số giải đấu có đẳng cấp ngang với bóng đá Việt Nam, như giải Super League của Ấn Độ hay thậm chí là giải vô địch Banglades, công nghệ VAR của họ tương đối thô sơ, không sắc sảo như những giải hàng đầu châu Âu. Nhưng vấn đề là họ vẫn áp dụng, vẫn cố gắng trong một nỗ lực hạn chế các sai sót ở "yếu tố con người". Cho dù việc sử dụng VAR chưa bảo đảm sự chính xác tuyệt đối, nó cũng sẽ hạn chế những tranh cãi trong thi đấu. Khi quyết định của trọng tài được đặt dưới sự giám sát của máy móc, có thể điều chỉnh được ngay trên sân, thì yếu tố công bằng vẫn sẽ tương đối.

Trong khi đó, Ban trọng tài của VFF vẫn tiến hành "phạt nguội" dựa trên "mổ băng". Hiểu theo một cách nào đó, đây cũng là một kiểu VAR nhưng chậm hơn nhiều và hầu như không mang lại tác dụng nào cả. Trọng tài sai sót thì bị treo còi vài trận, không có người thay thế thì trước sau vẫn sẽ lại được phân công thổi chính. Kết quả trận đấu vẫn giữ nguyên, đội bóng rơi vào trạng thái ức chế dễ dẫn đến thiệt hại về tài chính do nhà tài trợ quay lưng vì kết quả thi đấu kém, hoặc hành vi phản ứng không đẹp.

Mỗi đội bóng hiện nay cần đến khoảng hai triệu USD (trên 50 tỷ đồng) để đá một mùa V-League. Tổng đầu tư cho 14 CLB sẽ gần 40 triệu USD mỗi mùa. Theo tính toán, để áp dụng VAR thì cần mỗi sân bóng tối thiểu 16 máy ghi hình và tổng đầu tư rơi vào khoảng 150.000 USD cho một sân. Chi phí đầu tư chắc chắn là một rào cản, nhưng đây hoàn toàn không phải vướng mắc lớn nhất. Điều quan trọng là cho đến nay, chưa có bất kỳ một kế hoạch thử nghiệm nào được áp dụng. Không thử ngiệm, không mô phỏng, không đào tạo... thì làm sao có thể tự tin áp dụng tại mùa giải 2021.

Nghĩa là, mùa này, trái bóng V-League lại lăn trong hồi hộp.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/v-league-da-quen-var-4221407.html

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG