Sau những lo ngại các vận động viên có thể bị cấm tham dự Olympic tại Rio, Kenya đã nỗ lực thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế để thông qua dự luật mới về chống doping.

Vận động viên Kenya đang tập luyện ở thung lũng Rift. Ảnh từ internet
Dự luật sửa đổi đã được ký bởi Tổng thống Uhuru Kenyatta chỉ hai ngày sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông báo, các vận động viên của Nga và Kenya phải được kiểm tra riêng nếu họ muốn tham gia vào Olympic.
Hôm 21/3, Thomas Bach, Chủ tịch IOC, cho biết, cáo buộc về việc che đậy một hệ thống doping trong những vận động viên điền kinh Kenya đã đặt “nghi ngờ nghiêm trọng lên các vận động viên vô tội”.
Trong năm 2016, Kenya đã hai lần thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) về cải cách pháp luật. Điều này đã khiến các cơ quan thể thao địa phương trong cả nước lo lắng về chuyện bị gắn mác “không tuân thủ” và các vận động viên có khả năng bị cấm thi đấu quốc tế.
Trước đó, IOC đã quyết định giữ nguyên lệnh cấm đối với đoàn điền kinh Nga sau khi Hiệp hội Liên đoàn Điền kinh Thế giới (IAAF) phát hiện tình trạng sử dụng doping tràn lan của nước này.
Do đó, luật cấm doping của Kenya được xem như là một nỗ lực khẩn cấp của chính phủ nhằm khôi phục niềm tin của các vận động viên cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn của WADA. Nước này đã vạch ra kế hoạch với một cơ quan độc lập có quyền điều tra và phạt án với những trường hợp nghi ngờ sử dụng doping.
Theo đó, các vận động viên bị buộc tội sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tối thiểu 100.000 Shilling Kenya (672 bảng Anh) và có thể ngồi tù. Nhân viên ý tế bị phát hiện thông đồng với vận động viên và huấn luyện viên cũng sẽ bị phạt hành chính ít nhất là 3.000.000 shilling Kenya (20.189 bảng Anh), và có thể là 3 năm án tù.
Hồi tháng 11.2015, IAAF cũng đã lên tiếng xác nhận việc họ đang điều tra một cáo buộc doping và các vụ che đậy của Điền kinh Kenya.
Trung Ngô: Dịch từ internet