The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hoạt động y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển
29/05/2018 - Lượt xem: 3473
Trong những năm qua, hệ thống khám, chữa bệnh và điều trị bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh được quan tâm củng cố, kiện toàn và phát triển từ tỉnh đến cơ sở, góp phần giảm chi phí khám, chữa bệnh và thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh viện Y học cổ truyền được thành lập năm 1985, chính thức đi vào hoạt động năm 1989. Năm 2008, sáp nhập với Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh thành Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh. Quy mô Bệnh viện có 150 giường với đầy đủ các khoa, phòng, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất cho Bệnh viện được quan tâm. Ngoài Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Viện Quân y 211 có khoa đông y và Phòng Chẩn trị của Hội Đông y tỉnh để phục vụ nhân dân có nhu cầu khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền tại đây.

Hình minh họa. Nguồn THGL

Các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố đều có khoa đông y hoặc tổ y học cổ truyền trong khoa nội, so với năm 2008, đã thành lập mới 07 khoa y học cổ truyền độc lập tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố. Quy mô giường bệnh y học cổ truyền của các bệnh viện ngày càng mở rộng, trung bình là 5 - 10 giường bệnh y học cổ truyền/bệnh viện, tăng 43 giường so với năm 2008, chiếm khoảng 11% so với quy mô giường bệnh chung; công suất sử dụng giường bệnh tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, các bệnh viện, trung tâm y tế quan tâm, bố trí đầy đủ các phòng và trang thiết bị cho hoạt động đông y, như: Đèn hồng ngoại, máy điện châm, các máy chuyên ngành vật lý trị liệu - phục hồi chức năng… để phục vụ công tác điều trị. Chất lượng khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế từng bước nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của người bệnh trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. 

Mạng lưới khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại trạm y tế xã ngày càng phát triển. Tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2018, toàn tỉnh có 175/216 trạm y tế xã có tổ chức khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, chiếm 81%, tăng 39 trạm y tế so với năm 2008. Thông qua việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế, các trạm y tế xây dựng vườn thuốc Nam và đưa hoạt động đông y đi vào nền nếp, số trạm y tế xã có vườn thuốc Nam tăng từ 101 xã năm 2008 lên 158 xã năm 2018; bên cạnh việc tổ chức khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trạm y tế xã còn tổ chức xây dựng vườn thuốc mẫu, hướng dẫn nhân dân cách sử dụng cây thuốc sẵn có tại địa phương trong phòng và chữa một số bệnh thông thường.

Hoạt động khám, chữa bệnh của các phòng chẩn trị và các hội viên trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng chuyên môn và y đức, góp phần không nhỏ trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 77 cơ sở khám, chữa bệnh, nhà thuốc y học cổ truyền tư nhân. Hằng năm, các cơ sở chẩn trị tư nhân khám và điều trị cho hơn 92 nghìn lượt người, đây là lực lượng quan trọng, có nhiều đóng góp đối với công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đội ngũ y, bác sĩ về y học cổ truyền cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Cụ thể: Năm 2008, có 250 nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền; đến năm 2013 là 308 nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền, trong đó có 14 bác sĩ (sau đại học 12, trong đó 01 thạc sĩ, 09 chuyên khoa cấp 1 về y học cổ truyền, 02 chuyên khoa cấp 1 về phục hồi chức năng, 01 chuyên khoa cấp I về nội khoa y học hiện đại), 02 dược sĩ đại học, 08 cử nhân, 08 y sĩ y học cổ truyền, 07 dược sĩ trung học; đến 2017 là 375 nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền/4.501 cán bộ y tế (chiếm tỷ lệ 8,33%), trong đó: Có 51 bác sĩ y học cổ truyền, sau đại học là 12 bác sĩ, 74 y sĩ y học cổ truyền và định hướng y học cổ truyền, ngoài ra có các đối tượng được đào tạo chứng chỉ về y học cổ truyền. Số lượng bác sĩ y học cổ truyền/tổng số bác sĩ: 51/751 bác sĩ chiếm tỷ lệ 7,07%.

Nhất Gia

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG