The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Tuyến “tử thủ” Xuân Lộc - then cửa cuối cùng bị bẻ gãy
16/04/2015 - Lượt xem: 5420
Trước thế tấn công như chẻ tre của quân ta hướng về Sài Gòn, trong bước đường cùng với nỗ lực tuyệt vọng địch buộc phải lập tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ Sài Gòn, trong đó nút chặt Xuân Lộc - Long Khánh cách Sài Gòn vỏn vẹn 80km mà tướng Weyand Tham mưu trưởng lục quân Mỹ xác định với Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu: “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Về phía ta cũng coi Xuân Lộc là then cửa cuối cùng hết sức quan trọng, bẻ gãy được Xuân Lộc quân ta sẽ ào về Sài Gòn như nước vỡ bờ, và chắc chắn địch sẽ không có giải pháp nào ngăn được bước hành quân của quân ta.

XuanLoc.png

Xuân Lộc là một khu vực phòng ngự trọng yếu của địch, bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, lúc đó có khoảng 100.000 dân. Địch cố giữ Xuân Lộc để ngăn chặn hai đường tiến quân của ta vào Sài Gòn: đường số 1 và đường 20. Giữ được Xuân Lộc - Long Khánh thì tuyến Biên Hòa - Nhơn Trạch - Bà Rịa - Vũng Tàu chưa bị uy hiếp, vì đây là con đường địch nhận hàng viện trợ của Mỹ vào Sài Gòn từ phía biển, cũng là đường rút chạy của địch, và giữ được Xuân Lộc thì sân bay Biên Hòa và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt động được. Lực lượng địch tại đây có sư đoàn 18 (đủ 3 chiến đoàn), 8 tiểu đoàn bảo an, 20 đại đội địa phương quân. Lực lượng cơ động ứng cứu có lữ đoàn dù số 1, lữ đoàn 3 thiết giáp, liên đoàn 7 biệt động quân và các trung đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng của 2 quân khu 3 và 4. Địch còn huy động mức cao nhất không quân còn lại ở Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ vào cuộc và huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý trong nước và phương Tây đến Sài Gòn, Xuân Lộc để “lên dây cót tinh thần” cho ngụy quân. Chuẩn tướng Lê Minh Đảo sư đoàn trưởng sư đoàn 18 tuyên bố huênh hoang: “Sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết và để Mỹ cho thêm viện trợ”.

Không thể chậm chễ và để cho địch đủ thời gian chuẩn bị, rạng sáng ngày 9-4, Quân đoàn 4 do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy nổ súng tiến công Xuân Lộc bằng những cơn b•o lửa của pháo binh. Sau một giờ chiến đấu ta chiếm được căn cứ biệt động quân, trụ sở tình báo CIA, cắm cờ lên dinh tỉnh trưởng Long Khánh, ta chiếm được phân nửa thị x• gồm khu hành chính và tiểu khu. Tướng ngụy Lê Minh Đảo và tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc bỏ chạy khỏi thị xã. Sau một ngày bị đánh phủ đầu, địch tổ chức phản kích liên tục, đánh chiếm lại các mục tiêu đã mất, đẩy các lực lượng ta ra khỏi thị x•, các mũi tiến công của ta hầu như đều bị địch đánh bật trở lại, ta và địch giằng co nhau từng góc phố, công sự. Các lực lượng của ta trong thị xã bị chia cắt, có đơn vị bị địch bao vây cô lập. Tình thế rất khó khăn, nguy kịch song quân ta vẫn chiến đấu một cách ngoan cường. Tiếp đó, địch tăng cường lực lượng lớn gồm 50% bộ binh, 60% pháo binh, hầu hết xe tăng thiết giáp của quân đoàn 3 ngụy, lực lượng tổng trù bị và lực lượng không quân từ các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất được huy động với mức độ cao, từ 80-125 lần chiếc trong ngày, chi viện cho các đợt phản kích, trút hàng vạn tấn bom pháo, kể cả bom khí đốt CBU (loại bom ngạt có thể hủy diệt cả sư đoàn) dội xuống địa hình của quân ta.

Qua 3 ngày chiến đấu, quân ta vẫn giữ được một số mục tiêu quan trọng, nhưng quân số bị tổn thất lớn, buộc ta phải ngưng cuộc tấn công để thay đổi cách đánh, tổ chức lại lực lượng chiếm giữ các bàn đạp, cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã ba Dầu Dây, cắt đường số 1, chặn quân địch từ Biên Hòa, Trảng Bom lên phản kích và đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 Bà Rịa - Vũng Tàu. Thấy ta chuyển cách đánh, địch hí hửng tưởng đã đánh bại được quân ta, chúng khoác lác cho Xuân Lộc là cánh cửa thép bất khả xâm phạm, tuyên truyền rùm beng để xin viện trợ của Mỹ. Địch hớn hở chưa được lâu, trong khi cánh quân Duyên Hải của ta đập nát lá chắn Phan Rang, giải phóng hoàn toàn tỉnh Ninh Thuận và nhanh chóng vào giải phóng Bình Thuận từ trong đêm 14 rạng ngày 15-4, pháo binh ta cấp tập bắn vào Biên Hòa, đồng thời bộ binh tiến công địch ở ngã ba Dầu Dây, tiêu diệt chiến đoàn 52 ngụy. Địch tập trung xe tăng và phi pháo phản kích nhưng bị quân ta đập tơi bời. Trong khi đó, ở Xuân Lộc, ta liên tục tấn công đánh tan tác 2 chiến đoàn 43, 48 và toàn bộ lữ đoàn dù 3.000 quân đã bị ghìm chân tại đồn điền cao su bị tiêu diệt gần như toàn bộ, lực lượng quân ta tiêu diệt 2.056 tên địch, bắt 2.785 tên, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 18 và sư đoàn 5 ngụy. Thấy không thể trụ được trước sức tấn công như vũ bão của ta, địch bỏ Xuân Lộc rút chạy, Xuân Lộc như chiếc then cửa cuối cùng mở cánh cửa Sài Gòn bị bẻ gãy, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn, tạo ra một thế trận có lợi cho ta, đồng thời gióng một hồi chuông báo tử cho chế độ ngụy Sài Gòn, mà Bộ trưởng quốc phòng ngụy Trần Văn Đôn phải cay đắng thốt lên: “Quốc gia đang trong tình trạng nguy ngập thật sự, sự sống còn chỉ tính từng tuần, từng ngày, không thể tính từng tháng...”.

Nhất Gia

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG