The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang, quân ta thần tốc tiến về Sài Gòn
15/04/2015 - Lượt xem: 2241
Để thực hiện quyết tâm “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể chậm trễ”. Ngày 14-4-1975 tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn – Gia Định được quyết định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ngay sau khi được Bộ Chính trị đồng ý, Quân đoàn 2 và sư đoàn 3 Quân khu 5 được lệnh đánh chiếm Phan Rang đây là “cửa ngõ” tuyến phòng thủ từ xa của địch. Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu họp nội các nhận định tình hình: “Quân Bắc Việt giải phóng Đà Nẵng rồi, phải mất hai, ba tháng mới điều quân được vào Nam Bộ. Phải tranh thủ phòng thủ, ngăn chặn cho được cuộc tiến công đó. Bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ từ Ninh Thuận trở vào. Nếu cần có thể đem hết lực lượng đánh xả láng ở đó”.

vovgiaothong_Ký ức đập tan “lá chắn thép” Phan Rang

Xe tăng quân giải phóng truy kích quân địch tại cửa ngõ vào Sân bay Thành Sơn, Phan Rang (nguồn: internet)

Tuyến phòng thủ của địch với chiều sâu hàng trăm ki-lô-mét từ Phan Rang, Phan Thiết đến Hàm Tân do sư đoàn 2 bộ binh, lữ đoàn 3 dù, liên đoàn 2 biệt động quân, sư đoàn 6 không quân đóng giữ. Ngoài ra còn khá đông tàn quân từ Huế - Đà Nẵng chạy vào tập trung tại các thị trấn, thị xã dọc đường. Lực lượng hành quân của ta được tổ chức thành khối theo nguyên tắc chiến đấu binh chủng hợp thành, gồm hơn 32.000 người, 2.276 xe các loại, 89 xe tăng, thiết giáp, 223 chiếc xe kéo pháo, 87 khẩu pháo từ 85 đến 155mm, 136 khẩu cao xạ từ 23 đến 57mm. Đi đầu là sư đoàn 325 có nhiệm vụ tiêu diệt các cụm quân địch phòng ngự, mở đường nên được tăng cường 24 chiếc xe tăng, thiết giáp, đại đội 284 cao xạ, 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn công binh 219 và trung đoàn 46 bộ binh (thay thế trung đoàn 95 chiến đấu ở Tây Nguyên) để đủ sức mạnh đột phá nhanh, giải quyết chiến đấu nhanh.

Sáng ngày 7-4-1975, giữa lúc sư đoàn 325 và các đơn vị khối một  đang dàn đội hình trên  mặt đường chuẩn bị xuất phát thì Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được điện số 157 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mệnh lệnh: Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nũa! Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và quyết thắng”. Bức điện được nhanh chóng truyền đi khắp các đơn vị. Cán bộ, chiến sì viết thành khẩu hiệu dán trên mũ, trên thành xe, tháp pháo... đường ra trận chưa bao giờ lại hồ hởi, hào sảng đến thế.

Ngày 14-4, theo kế hoạch của trên trong đội hình chiến đấu của quân đoàn, sư đoàn 3 bộ binh, được tăng cường trung đoàn 25 bộ binh của Tây Nguyên nổ súng đánh Phan Rang. Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt, sư đoàn chiếm được khu vực quận lỵ Du Long và một số điểm cao ở ngoại vi sân bay Thành Sơn. Nghiên cứu kinh nghiệm 2 ngày sư đoàn 3 tổ chức tiến công. Bộ tư lệnh quân đoàn 2 chỉ thị cho sư đoàn 325 tổ chức một lực lượng mạnh thọc sâu dùng xe bánh hơi kết hợp với xe tăng vận chuyển lực lượng, đánh thẳng theo đường số 1 vào chiếm thị xã Phan Rang, rồi tỏa ra tiến sang phía đông chiếm cảng Tân Thành và Ninh Chữ vít chặt đường biển theo đường 11 đánh ngược lên phía Tây Bắc đánh chiếm sân bay Thành Sơn, cắt đứt đường không phát triển tiếp xuống phía Nam thị xã Phan Rang, khóa nốt đường bộ, phối hợp cùng các mũi tiến công của sư đoàn 3 và các lực lượng địa phương  nhanh chóng bao vây tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ đạo quân đồn trú ở Ninh Thuận, giải phóng địa bàn.

Để ngăn chặn cuộc tiến công của ta, quân địch liên tục cho pháo mặt đất và pháo hạm bắn chặn từ Phước Nhơn đến Gò Dền. Máy bay từ sân bay Thành Sơn thay nhau bắn phá ném bom, thả đèn dù chung quanh khu vực Phan Rang, ở những nơi mà địch dự kiến có thể có quân ta, bom nổ gần ngay sở chỉ huy, làm đất khô ở các tràn ruộng hất lên tung tóe. Nhờ tổ chức ngụy trang khéo léo đã giữ được bí mật cho tới phút chót.

Rạng sáng ngày 16-4-1975, sư đoàn 325 bắt đầu nổ súng, pháo binh ta bắn mãnh liệt vào các vị trí địch. Xe tăng thiết giáp và xe ôtô chở bộ binh cũng dũng mãnh xông lên. 7 giờ sáng ta chiếm cảng Tân Thành và cảng Ninh Chữ. Trung đoàn 101 tổ chức thêm một mũi bộ binh và xe tăng đánh lên quận lỵ Bửu Sơn và sân bay Thành Sơn phối với sư đoàn 3 Quân khu 5, đến  9 giờ 20 phút, ta chiếm quận lỵ Bửu Sơn, và 10 phút sau, mũi tiến công của trung đoàn 101 và mủi tiến công của sư đoàn 3 gặp nhau ở khu vực đài chỉ huy sân bay. Tù binh địch được tập trung về nơi quy định. Quân ta tập trung các vũ khí đạn dược, xe cộ thu được của địch, bổ sung vào cơ số vũ khí của ta tiếp tục sử dụng chiến đấu, còn lại thì bàn giao cho sư đoàn 3 và tỉnh Ninh Thuận. Tại tuyến phòng thủ này, quân ta đã tiêu diệt Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 3 ngụy, bắt sống tên trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang cùng nhiều sĩ quan của Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 3 ngụy. Bộ tư lệnh sư đoàn 6 không quân, một trung đoàn của sư đoàn 3 mới khôi phục, toàn bộ lực lượng ở tiểu khu Ninh Thuận, bắt sống bọn chỉ huy đầu sỏ và hàng ngàn sĩ quan, binh lính, thu 40 máy bay, 60 khẩu pháo cùng nhiều trang bị kỹ thuật của Ninh Thuận.

Đập tan tuyến phóng thủ từ xa Phan Rang, đại quân ta như một mũi tên vun vút bay về đích, tạo nên điều kiện rất thuận lợi để phát triển tiến công trong những trận địa tiếp theo, khẩn trương đưa toàn bộ lực lượng của ta vào tham gia giải phóng Sài Gòn – Gia định, góp phần hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ chiến dịch Hồ Chí Minh.

 

Nhất Gia

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG