The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa, khảo cổ học gắn với phát triển du lịch
07/03/2019 - Lượt xem: 2379
Những năm gần đây, cùng với di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo, các nhà khảo cổ học trong nước và thế giới lần đầu phát hiện những di chỉ khảo cổ học sơ kỳ Đá cũ thuộc khu vực thị xã An Khê. Những di sản vật thể và phi vật thể nói trên là nguồn tài nguyên vô giá cần được bảo tồn, phát huy và phát triển trong thời gian đến.

Trên cơ sở đó, chiều 06/3, tại thị xã An Khê, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy An Khê về bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa, khảo cổ học gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thị xã.

Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Hồ Văn Niên - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Võ Ngọc Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Châu Ngọc Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Tham dự buổi làm việc còn có đồng chí Nguyễn Thi Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy An Khê; đồng chí Trần Cao Nguyên – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Kông Chro; đồng chí Trương Văn Đạt – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Kbang; đồng chí Ngô Khắc Ngọc – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đak Pơ và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Các đại biểu dự họp tham gia ý kiến.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch – Bí thư Thị ủy An Khê nêu lên những khó khăn, bất cập trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa mà An Khê đang gặp phải như: kinh phí đầu tư, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa gặp khó khăn do nguồn lực còn hạn chế, từ khi được Nhà nước công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (năm 1991) đến nay, chỉ mới đầu tư tôn tạo các cụm di tích trên địa bàn với tổng kinh phí khoảng 18,72 tỷ đồng.

Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia, gồm 06 cụm di tích phân bổ trên địa bàn 04 huyện (An Khê, Kbang, Kông Chro và Đak Pơ). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơ quan thống nhất quản lý chung nên khó khăn trong công tác kết nối, quản lý, bảo vệ và phát huy. Đồng thời cũng đưa ra đề xuất những danh mục đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo.

Trên hiện trạng các công trình di tích hiện có và nhu cầu cần thiết để từng bước hoàn chỉnh trong khu di tích; đồng chí Bí thư Thị ủy cũng đưa ra đề xuất những danh mục đầu tư bảo tồn, tôn tạo; theo đó, có 07 hạng mục cần đầu tư như: cổng vào khu di tích, quảng trường hành lễ, cải tạo hồ nước (An Khê Trường), lối đi nội bộ để kết nối các di tích, vườn Mai Tam Kiệt, điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và tướng, sĩ nhà Tây Sơn, xây dựng hồ sen với tổng kinh phí dự kiến đầu tư các hạng mục trên 27 tỷ đồng.

Ban Thường vụ Thị ủy An Khê cũng xác định thương mại – dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong đó du lịch là điểm nhấn quan trọng, do đó, để khai thác tiềm năng khu di tích, thị xã An Khê đã chủ động tổ chức lập phương án quy hoạch chi tiết Khu di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo theo hướng không gian mở với hai chức năng là: Khu bảo tồn di tích và khu dịch vụ theo phương châm kết hợp khu di tích với hoạt động du lịch để kịp thời khai thác giá trị của di tích.

 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh phát triển du lịch là vấn đề đang được tỉnh quan tâm, đẩy mạnh; việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo là vấn đề cấp thiết.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh chủ trì cùng với 4 huyện, thị xã - những huyện có di tích Tây Sơn Thượng đạo để lập quy hoạch trùng tu hoặc xây dựng mới (nếu có) báo cáo với tỉnh, báo cáo xin ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để phê duyệt, được đồng ý thì triển khai thực hiện. Nếu được thông qua thì nhanh chóng huy động tất cả các nguồn lực tài chính từ Trung ương, của địa phương và xã hội hóa để làm.

Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cũng giao Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh cùng với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, thị xã An Khê tham mưu cho tỉnh quy hoạch Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo ở phía Tây đèo An Khê với nội dung phục dựng toàn bộ phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ khi dấy binh khởi nghiệp cho đến khi kết thúc sự nghiệp của 3 anh em nhà Tây Sơn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, đây cũng là ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng giao UBND tỉnh chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế về khảo cổ học lần thứ 2 vào cuối tháng 3 này. Sau khi tổ chức xong thì tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, trùng tu để Khu Di tích khảo cổ học Rộc Tưng trở thành điểm du lịch của tỉnh trong quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo.

 

 Đăng Vũ

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG