The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan điều tra chuyên trách
16/09/2014 - Lượt xem: 2465
Chiều 15/9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 14, Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát “Việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”.

 Báo cáo do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Dương Ngọc Ngưu trình bày cho thấy: Từ 1/1/2010 đến 31/12/2013, VKSND các cấp đã thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố 2.968 vụ, 253 bị can ( chiếm 1,34% số vụ án ; 6,9% số bị can được cơ quan khởi tố để điều tra) do các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 14
(Ảnh: TH).

Ủy ban Tư pháp nhận thấy mặc dù số bị can bị khởi tố trên toàn quốc chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã góp phần quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm nhất là các tội phạm xảy ra trên vùng biên giới, hải đảo. Trong số các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố, chuyển giao đối tượng và tội phạm nhiều nhất (bắt giữ, xử lý 35.598 vụ, 60.935 đối tượng và tội phạm; khởi tố điều tra ban đầu, chuyển giao cho cơ quan điều tra chuyên trách 2.158 vụ).

 

Về cơ bản, hoạt động chấp hành pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong công an nhân dân (CAND), BĐBP, cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm là đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về phạm vi và thẩm quyền. Trong thời gian báo cáo không để xảy ra khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra vụ án hình sự. Việc khởi tố các vụ án hình sự của các cơ quan này về cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật về căn cứ khởi tố vụ án, thẩm quyền, thời hạn khởi tố vụ án, thời hạn chuyển vụ án.Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ do BĐBP và Cảnh sát biển thực hiện cơ bản được bảo đảm đúng quy định của pháp luật...

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận thấy các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong CAND hầu như không thực hiện thẩm quyền điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS0, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 mà chỉ tiến hành tiếp nhận, chuyển giao vụ việc cho CQĐT chuyên trách điều tra. Nguyên nhân của tình trạng này là có sự đùn đẩy trách nhiệm cho CQĐT chuyên trách, không thực hiện thẩm quyền của mình mà chỉ tập trung giải quyết những vụ việc theo thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, số vụ án khởi tố đối với tội nghiêm trọng, phức tạp sau đó chuyển vụ án, đối tượng cho CQĐT chuyên trách để tiến hành điều tra cũng rất ít, đặc biệt là Hải quan và Cảnh sát biển. Ở một số địa phương, số vụ án được phát hiện khởi tố, điều tra ít so với tình hình tội phạm đang diễn ra trên địa bàn. Còn tình trạng việc tiếp nhận hoặc trả lại hồ sơ vụ việc vi phạm không đúng quy định.

Mặt khác, kiến thức pháp luật và trình độ nghiệp vụ điều tra của các cán bộ điều tra trong CAND, Hải quan, Kiểm lâm còn chưa đồng đều, có mặt hạn chế...

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ , VKSND tối cao sớm trình Quốc hội xem xét, ban hành Bộ luật hình sự (sửa đổi), BLTTHS (sửa đổi) và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, trong đó cần đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng cơ quan điều tra. Đồng thời, kiến nghị giữ nguyên mô hình tổ chức của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như hiện nay và có điểu chỉnh bổ sung, phạm vi, thẩm quyền điều tra cho phù hợp với từng cơ quan; mở rộng thẩm quyền một số hoạt động điều tra với cơ quan Sở phòng cháy chữa cháy, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...

Góp ý vào báo cáo, đại diện Bộ Công an đề nghị bổ sung một số cơ quan tiến hành điều tra ban đầu như thuế, đồng thời đồng ý mở rộng thẩm quyền cho một số cơ quan nhưng đề nghị phải có quy định cụ thể.

Đại diện Bộ Tài chính lại đề nghị bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan chứng khoán vì thời gian qua có một số biểu hiện thao túng, làm giá nhưng cơ quan kiểm tra không có chức năng điều tra.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ : Giám sát là căn cứ để đề xuất sửa đổi các quy định về hoạt động điều tra, tổ chức CQĐT hình sự trong BLTTHS. Thời gian qua dư luận phản ánh bỏ lọt tội qua xử lý hành chính như buôn lậu, gian lận thương mại…Tội phạm liên quan đến hải quan như buôn lậu khá nhiều (65.874 vụ) nhưng chỉ khởi tố điều tra ban đầu và chuyển cơ quan điều tra 615 vụ, Tổng cục Hải quan trực tiếp khởi tố 91 vụ. Nên cần kiểm tra toàn bộ hồ sơ xử lý hành chính mới biết có bỏ lọt tội phạm hay không?...

                                                                                         Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG