The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Quản lý và kiểm tra chặt chẽ tài nguyên khoáng sản
19/08/2018 - Lượt xem: 3869
Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã tổ chức 39 cuộc kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh theo kế hoạch.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn có liên quan; từ năm 2012 đến nay, tỉnh phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh bổ sung các quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản. Công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, các mỏ khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã phê duyệt trữ lượng đối với 47 khu vực mỏ. Trong đó: 14 mỏ cát xây dựng với tổng trữ lượng cấp 122 là 1.051.607 m3; 03 mỏ than bùn với tổng trữ lượng cấp 121 là 170 m3; 24 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường với tổng trữ lượng cấp 121+122 là 8.954.708 m3; 02 mỏ đá bazan trụ, khối với tổng trữ lượng cấp 121 là 187.283 m3; 01 mỏ đá granít ốp lát với trữ lượng cấp 121+122 là 253.380 m3; 02 mỏ quặng fluorit với trữ lượng cấp 121+122 là 12.891 m3; 01 mỏ quặng sắt với trữ lượng cấp 121+122 là 184 m3.

Tăng cường chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô khoáng sản: Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư các dây truyền công nghệ khai thác và chế biến hiện đại, mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến môi trường, khoáng sản chế biến sâu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đá ốp lát; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 nhà máy chế biến đá ốp lát được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập trung tại Khu công nghiệp Trà Đa, Cụm tiểu thủ công nghiệp huyện Kông Chro và một số huyện, như: Chư Sê, Đak Pơ. Tuy nhiên, khả năng đầu tư, phát triển công nghệ chế biến, mở rộng lĩnh vực sử dụng đá ốp lát trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, do các mỏ đá ốp lát có trữ lượng, chất lượng còn thấp, thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư và phát triển công nghệ chế biến.

Về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản. Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã tổ chức 39 cuộc kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh theo kế hoạch, qua phản ánh, kiến nghị, tố cáo của công dân, báo chí và qua đường dây nóng.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các vi phạm, như: Khai thác khoáng sản trái phép, khai thác vượt công suất, khai thác khi giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn, không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản, không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Đã xử phạt 30 tổ chức, 08 cá nhân, với tổng số tiền phạt 3.193,8 triệu đồng; đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản: Năm 2013, không cấp phép; năm 2014, cấp 15 giấy phép (03 giấy phép đá xây dựng, 12 giấy phép cát xây dựng); năm 2015, cấp 07 giấy phép (02 giấy phép đá xây dựng, 01 giấy phép cát xây dựng, 01 giấy phép than bùn, 01 giấy phép bazan trụ, khối, 01 giấy phép đất san lấp và 01 giấy phép đất sét); năm 2016, cấp 18 giấy phép (08 giấy phép đá xây dựng, 03 giấy phép đất sét, 07 giấy phép cát xây dựng); năm 2017, cấp 13 giấy phép (06 giấy phép đá xây dựng, 07 giấy phép cát xây dựng).

Công tác cấp phép khai thác: Năm 2013, cấp 06 giấy phép (05 giấy phép đá xây dựng, 01 giấy phép than bùn); năm 2014, cấp 19 giấy phép (07 giấy phép đá xây dựng, 09 giấy phép cát xây dựng, 02 giấy phép than bùn, 01 giấy phép quặng sắt); năm 2015, cấp 07 giấy phép (02 giấy phép đá xây dựng, 01 giấy phép cát xây dựng, 01 giấy phép than bùn, 01 giấy phép bazan trụ, khối, 01 giấy phép đất san lấp và 01 giấy phép đất sét); năm 2016, cấp 14 giấy phép (02 giấy phép quặng fluorit, 01 giấy phép đá granit ốp lát, 01 giấy phép đá bazan trụ khối, 06 giấy phép đá xây dựng và 04 giấy phép cát xây dựng); năm 2017, cấp 10 giấy phép (04 giấy phép đá xây dựng, 03 giấy phép đất sét làm gạch, 01 giấy phép đất san lấp và 02 giấy phép cát xây dựng).

Tính đến tháng 05 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 59 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó chì kẽm (01 mỏ), sắt (01 mỏ), fluorit (02 mỏ), đá ốp lát 10 mỏ (01 mỏ đá gabrô, 4 mỏ đá granit, 05 mỏ đá bazan); vật liệu xây dựng 42 mỏ (22 mỏ đá xây dựng, 15 mỏ cát xây dựng, 04 mỏ đất sét, 01 mỏ đất san lấp); than bùn (03 mỏ). Ngoài ra, có 33 mỏ các doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đang làm thủ tục cấp giấy phép khai thác.

Xuân Phú

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG