The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được hưởng án treo
10/12/2018 - Lượt xem: 1807
Ngày 10/12, sau 5 ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án phúc thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” gây thiệt hại 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CB).
Bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)


Hội đồng xét xử chấp nhận một phần nội dung kháng cáo của bị cáo Đặng Thanh Bình (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Phạm Thế Tuân (nguyên Tổ phó Tổ giám sát) về xin hưởng án treo; Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên Tổ giám sát) về xin giảm nhẹ hình phạt.

Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên phạt các bị cáo: Đặng Thanh Bình 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (thời gian thử thách 5 năm), Phạm Thế Tuân (nguyên Tổ phó Tổ giám sát) 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo (thời gian thử thách 2 năm), Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên tổ giám sát) 1 năm (giảm 6 tháng tù so với bản án sơ thẩm), cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Hội đồng xét xử tuyên không chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo, tuyên phạt y án đối với các bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Long An) 2 năm tù, Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An) 2 năm 6 tháng tù về cùng tội danh như trên.

[Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]

Theo bản án sơ thẩm, quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB), bị cáo Đặng Thanh Bình là người được giao nhiệm vụ giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém, đã có bút phê vào tờ trình của Cơ quan thanh tra giám sát với nội dung: Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này, cần nghiên cứu đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện yêu cầu của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đặng Thanh Bình cho rằng bút phê này không trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Qua chứng cứ là bút phê nêu trên, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định, bị cáo Đặng Thanh Bình đã thực hiện nhiệm vụ không đúng, chưa kịp thời, không xác định đúng trọng tâm của nhiệm vụ.

Trên thực tế, kết quả điều tra, truy tố xét xử các giai đoạn của vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã chứng minh, nhóm nhà đầu tư mới do Phạm Công Danh đứng đầu không có thực lực tài chính tham gia tái cơ cấu. Bằng các thủ đoạn gian dối, Phạm Công Danh và đồng phạm đã sử dụng chính tiền giải ngân của các khoản vay của Ngân hàng Đại Tín để chứng minh năng lực tài chính.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng, việc thiếu kiểm tra giám sát, chỉ đạo không quyết liệt để chấm dứt tình trạng sai phạm của các bị cáo đã tạo điều kiện cho nhóm Phạm Công Danh phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; cấp sơ thẩm nhận định hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo cũng thừa nhận trách nhiệm và xin Hội đồng xét xử xem xét thêm các tình tiết về nhân thân, thành tích công tác, thủ đoạn tinh vi của nhóm bị án Phạm Công Danh, bối cảnh khách quan của vụ án... để xin được hưởng án treo hoặc giảm nhẹ hình phạt./.

Theo Vietnam+

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG