The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Lừa xin việc: Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới
23/10/2017 - Lượt xem: 2815
Cuối tháng 9-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Vũ Thị Thanh (phường Yên Thế, TP. Pleiku) 16 năm tù, đồng thời yêu cầu bị cáo hoàn trả số tiền hơn 4 tỷ đồng đã lừa đảo chiếm đoạt của 20 bị hại. Theo cáo trạng, từ tháng 2-2014 đến tháng 6-2015, Thanh lợi dụng nhu cầu xin việc của một số người để lấy tiền, hứa sẽ giúp người thân của họ được vào công tác tại một số cơ quan ở tỉnh Gia Lai. Đến khi sự việc vỡ lở, Thanh bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện nay, cơ quan chức năng ở Gia Lai đang làm rõ đơn tố cáo ông Vương Thế Hùng (tổ 7, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) lừa một số người xin việc vào ngành Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan chức năng nhận được phán ánh của ông Nguyễn Huy Bình (xã Tú An, thị xã An Khê) về việc ông Hùng nhận 160 triệu đồng của gia đình ông Bình để xin cho người thân vào biên chế giáo viên; không xin được việc nhưng chỉ trả 30 triệu đồng, chiếm đoạt 130 triệu đồng. Ông Hùng từng công tác ở một cơ quan của tỉnh Gia Lai, do đạo đức phẩm chất kém đã bị cho thôi việc.

Tháng 8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Nguyễn Thị Thúy Nội (SN 1958, trú tại tổ 10, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) 13 năm tù vì lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng của những người có nhu cầu xin việc. Cũng tháng 8-2016, bà Lê Thị Sơn (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) tố cáo một sư thầy nhận của bà đến 513 triệu đồng để xin việc cho 2 người con, nhưng việc không có, tiền không trả đủ.

Lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác để “xin việc” diễn ra khắp nước, năm nào cũng có. Đối tượng lừa có đủ loại người, từ cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa biến chất nghỉ việc đến nhân viên bảo hiểm, sư thầy, kể cả kẻ vô công rồi nghề. Thủ đoạn của họ là nói quen ông A., bà B. công tác ở vị trí liên quan đến tuyển dụng hoặc “sếp lớn” để đánh vào lòng tin của người bị hại. Sau khi nhận tiền, người may mắn xin được việc, có thể vì lý do khách quan, nhưng đối tượng lừa đảo tâng công do tác động của họ nên lấy tiền và lòng tin của người khác. Song, hầu hết đều lừa đảo, dùng tiền chi tiêu cá nhân; lấy tiền người sau trả người trước.

Ở nước ta hiện nay, nguồn cung lao động rất lớn, nhiều người có nghề nghiệp, bằng cấp. Tuy nhiên, nguồn cầu hạn chế, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp. Nắm bắt tâm lý cần chỗ làm của một số người, kẻ lừa đảo bắn tin, tổ chức môi giới, nhận tiền, cam kết không xin được việc thì trả lại. Mặc dù đã có giấy tờ hẳn hoi, song hầu hết đều khó đòi lại đủ tiền đã đưa ra, có khi mất trắng.

Người dân cũng cần biết rằng, bộ máy biên chế nhà nước đang cồng kềnh; Đảng, Chính phủ quyết tâm tinh giản 10% biên chế từ nay đến năm 2020. Trong năm 2018, số lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính sự nghiệp cũng phải cắt giảm. Việc tuyển dụng mới chủ yếu thông qua thi tuyển theo quy trình nghiêm ngặt, có nhiều tiêu chí, do hội đồng gồm nhiều người, ở nhiều cơ quan khác nhau thẩm định. Người lãnh đạo cao nhất cũng không thể tự ý đưa con em họ vào các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước.

Đã qua rồi cái thời người có thẩm quyền ở các cơ quan hành chính sự nghiệp muốn tuyển dụng ai, trình độ, bằng cấp thế nào cũng được. Lỗ hổng trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trước đây ngày càng lấp kín, chặt chẽ, thực chất hơn. Sinh viên muốn có công việc, thu nhập tốt, ngoài nỗ lực học tập, cần biết chọn những ngành nghề phù hợp, nhu cầu xã hội đang cần, khan hiếm để theo học. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người xin ra khỏi cơ quan nhà nước, chọn con đường lập thân, lập nghiệp tự do hơn, thu nhập cao hơn. Tư duy cứ học xong nhất thiết phải thành “người nhà nước” đã lỗi thời, ngày càng có nhiều người lựa chọn nghề hợp sở thích, thu nhập ổn định.

Các cơ quan hành chính nhà nước đang tinh gọn, bộ máy nhân sự ít nhưng hiệu quả, giảm dần số “sáng cắp ô đi tối cắp về”. Những học sinh, sinh viên học xong không xin được việc mà không biết tự tìm việc làm, suốt ngày ăn bám gia đình, kêu ca, than vãn làm phiền lòng cha mẹ là những người kém năng động, bất tài vô dụng. Sau này có làm việc ở đâu cũng thành “gà công nghiệp”, mẫu người rất khó tồn tại ở bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Vì thế, mỗi gia đình cần giáo dục con em, khi đã đủ 18 tuổi, phải tự quyết định tương lai nghề nghiệp. Ra trường, các em phải tự quyết tương lai của mình. Xã hội không thể chấp nhận nghịch lý: Sau khi đã nuôi con ăn học, cha mẹ còn phải lo chạy vạy chỗ làm cho con cái, phải bao cấp suốt đời những người được cho là công dân toàn cầu, “ công dân 4.0”. Dân trí, dân khí như thế thì nói gì đến gánh vác trách nhiệm gia đình, xây dựng quê hương, hội nhập quốc tế.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG