The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Đại sứ Ma-tin và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Sài Gòn
23/04/2015 - Lượt xem: 2390
Những ngày cuối tháng 4-1975, các cuộc tấn công dồn dập của quân ta từ các hướng bóp chặt lấy Sài Gòn, đã làm lay động toàn bộ nước Mỹ. Ngày 18-4 ở phía kia bán cầu, Tổng thống Pho phải cay đắng thốt lên: “Chiến tranh đã kết thúc với người Mỹ, không thể giúp người Việt Nam được nữa, họ phải đương đầu với bất cứ số phận nào đang chờ họ”. Mệnh lệnh công khai và khẩn thiết của Pho là đem hết người Mỹ ra khỏi chiến địa Sài Gòn, sứ điệp được loan báo và giao phó toàn quyền cho đại sứ Gra-ham Ma-tin. Nhưng lúc đó và cho đến sau này, thái độ của ngài đại sứ vẫn là một thái độ không thể hiểu nổi. Ma-tin vẫn lần lựa, trì hoãn cuộc di tản với mong muốn một điều “thần kỳ” nào đó sẽ xẩy ra, rằng “Cộng sản” sẽ bị chặn đứng trước cửa ngõ Sài Gòn. Để thích hợp với luận điệu của mình, Ma-tin cố gắng tạo ra sự lạc quan giả tạo mặc dù ông hiểu hơn ai hết sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn không thể cưỡng lại được.

Ảnh tư liệu (nguồn: Internet)

Sau ngày 20-4, bộ đội ta tiếp tục chuyển vào ngày càng nhiều, sư đoàn nối tiếp sư đoàn, theo các quốc lộ hướng về Sài Gòn, tất cả mọi người lính, thậm chí từng người dân cũng đều ý thức được rằng, đây là trận quyết chiến chiến lược lịch sử cuối cùng. Mặc dù những cuộc oanh tạc không vận của người Mỹ vẫn cứ tăng lên vùn vụt, ngày 24-4 có 24 chuyến bay, với 250 người/một chuyến, ngày 25 có 26 chuyến, và ngày 26 có 31 chuyến, song dưới mặt đất người Mỹ đang hoảng loạn cho cuộc di tản. Lúc này đại sứ Ma-tin đã ra lệnh trả tiền hối lộ cho cảnh sát Sài Gòn tại Tân Sơn Nhất để đem người Mỹ qua trạm kiểm soát vào sân bay tham gia cuộc di tản. Cứ 20 USD cho một xe qua. Ước tính trong vòng 10 ngày cuối cùng, tốn khoảng 50.000USD cho việc đổi bán đó, và thật trớ trêu cái giá cho mỗi con người chỉ đáng dưới 20 đô-la.

Lúc 6 giờ sáng ngày 28-4, Sài Gòn thức giấc bởi tiếng gầm thét của đại bác bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay lập tức, Ma-tin cho triệu tập cuộc họp của hội đồng sứ quán. Những người tham dự đã thẳng thừng chỉ trích gay gắt việc cố tình kéo dài cuộc di tản của Ma-tin. Tân Sơn Nhất bị tấn công có nghĩa là sân bay đóng cửa, do đó phải di tản bằng trực thăng càng nhanh càng tốt. Cây cối, ống khói, ăng-ten trong sứ quán và 13 nhà xung quanh được phát quang để dùng làm sân đậu trực thăng. Giải pháp IV - tức nối cầu hàng không với toàn bộ trực thăng nhanh chóng phải được huy động. Ấy thế Ma-tin vẫn le lói hy vọng khi đích thân đi Tân Sơn Nhất để thị sát thực tế và ông như trở thành một kẻ mất hồn, ít nói, lẳng lặng đi vào phòng làm việc. Nửa giờ sau. Ma tin cho gọi hết những thành viên trong hội đồng sứ quán và ra lệnh khẩn cấp tiến hành những cuộc di tản cuối cùng.

Sự hoảng loạn bắt đầu từ khoảng 15 giờ ngày 29-4, sân bay Tân Sơn Nhất gần như ngừng hoạt động sau những trận pháo kích dữ dội của quân đội giải phóng. Hậu quả là người Mỹ muốn di tản phải tìm đến sứ quán. Và tất nhiên không chỉ có họ, sự hoảng loạn còn lan sang số đông các gia đình quan chức ngụy quyền người Việt. Bản thân họ còn sợ chiến tranh sẽ mau chóng kết thúc hơn chính những người Mỹ. Vậy là lệnh giới nghiêm được đặt ra 24/24 cũng vô tác dụng, lực lượng an ninh đành bó tay nếu không muốn nói rằng họ hoàn toàn bất lực trước đám đông đang tìm đủ phương kế cho sự mưu sinh. Họ chen lấn xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để leo lên tòa nhà đại sứ, cố gắng níu kéo để tiếp cận với trực thăng. Khi chiếc trực thăng mất hút ở phía chân trời, thì đám đông xô đẩy được nhóm lính canh, lao vào nhà Ma-tin. Một bà già  tức tối đánh vào đầu ông ta khiến ông ta suýt ngất. Một chiếc trực thăng khác của Air America xuất hiện từ bóng đêm đáp xuống đám đông. Viên lính phụ trách mảng kỹ thuật lãm lăm cầm khẩu súng M16 canh giữ đám đông cho những người Mỹ cuối cùng nhảy lên trực thăng, tất nhiên có cả người Việt nữa.

Từ Oa-sinh-tơn, đường điện thoại không ngừng yêu cầu cuộc di tản phải mau chóng kết thúc, Ma-tin vẫn xin thêm thời gian, cố tình làm ngơ việc hoàn tất việc di tản. Đến 10 giờ đêm ngày 29-4, tiếng nói từ Oa-sinh-tơn phát ra là cuộc di tản đã chấm dứt. Ma-tin chợt hiểu ra rằng giữ tin ấy bí mặt càng lâu và càng giấu được nhiều người càng tốt. Khi những chiếc trực thăng di tản lần cuối đã đến, Ma-tin mới chỉ thị cho những người Mỹ trong sứ quán mau chóng lên nóc nhà, có trực thăng đang chờ ở đó. Bấy giờ là 0 giờ ngày 30-4-1975, tức vừa quá nửa đêm ngày 29 một chút. Trên sân của tòa lầu đại sử chỉ còn trơ lại Ma-tin cùng vài bộ hạ thân tín và dăm ba tên lính thủy đánh bộ.

Quanh tòa lầu đại sứ vẫn ảm đạm một bầu không khí nặng nể chết chóc. Thời gian như ngưng trệ đối với đám đông nghẹt thở đang chen lấn xô đẩy và chờ đợi ở dưới tòa nhà. Trong số họ có lẽ không một ai biết rằng cuộc di tản đã kết thúc. Giữa bóng đêm dày đặc, không ai nhận thấy đám thủy quân lục chiến đã rút lui vào trong. Bốn giờ sáng ngày 30-4, đám đông bên dưới nghe thấy tiếng trực thăng bay trở lại, nó hạ cánh xuống nóc nhà đại sứ quán. Đó là chiếc trực thăng di tản cuối cùng, mang theo nó có cả ngài đại sứ Gra-ham Ma-tin và để lại sau lưng ông ta là tiếng gào thét tuyệt vọng, tiếng cầu xin pha lẫn nước mắt của những người bị bỏ rơi và hình ảnh cuối cùng của nước Mỹ đã mất hút vào bóng đêm...

Nhất Gia

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG