The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hiến pháp đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân
03/12/2013 - Lượt xem: 2948
Thứ năm, 28 Tháng 11 2013 19:58 Một trong những nội dung quan trọng trong Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII lần này là việc Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). Đây cũng là nội dung được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp (sửa đổi), sáng nay 28/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều cử tri cho rằng Hiến pháp đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân.

 

ĐBQH nhấn nút thông qua Hiến pháp (Ảnh: vtc.vn)


Cử tri Trương Văn Ao
 (Cán bộ hưu trí ở xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chia sẻ: Sửa đổi Hiến pháp là một trong những vấn đề hệ trọng đối với bất kỳ nước nào. Tôi đánh giá cao việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Chính vì vậy, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp (sửa đổi) là một trong những nội dung mà tôi mong chờ trong Kỳ họp Quốc hội lần này. Tôi đặc biệt quan tâm tới quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4. Tôi rất vui mừng vì Hiến pháp sửa đổi đã có những đổi mới tại Điều này. Bởi các bản Hiến pháp trước chưa nói rõ trách nhiệm của Đảng, lần sửa đổi này đã đưa vào và nhấn mạnh sự gắn bó mật thiết với nhân dân; Đảng phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tôi cho rằng, đây là nội dung mà cử tri rất hài lòng về bản Hiến pháp lần này.

Cử tri Trần Mai Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) chia sẻ: Tôi cũng vừa xem bản Hiến pháp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi đánh giá điểm nổi bật của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) lần này chính là đề cao hơn nữa quyền con người, quyền công dân. Điều này được thể hiện bằng việc chương Quyền con người đã được đặt ở vị trí thứ 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, trước các chương quy định về các cơ quan nhà nước. Theo tôi, điều này càng đặc biệt bởi vừa qua, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Thu hồi đất cũng là một vấn đề được cử tri quan tâm tại lần sửa đổi Hiến pháp này. Cử tri bày tỏ đồng tình với quy định của Hiến pháp. Theo cử tri, việc Quốc hội cho giữ quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nhưng thể hiện lại cho gắn kết với mục tiêu lợi ích quốc gia, công cộng là hợp lý.

Cũng quan tâm đến vấn đề thu hồi đất, cử tri Trương Thị Ngân (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ nhất trí với quy định trong Hiến pháp sửa đổi. Cử tri nhấn mạnh, nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội hiện nay liên quan đến đất đai. Vì vậy, quy định nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là đúng. Đồng thời, điều quan trọng là việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo dõi trực tiếp việc Quốc hội ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi, cử tri Phạm Thị Thủy(Cẩm Phả, Quảng Ninh) bày tỏ: Là một người dân tôi đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì đây đúng là giờ phút lịch sử, gần 100% ĐBQH đã đồng ý ấn nút thông qua, tôi rất phấn khởi vì bản Hiến pháp được thông qua với số phiếu cao như vậy.

Quan tâm tới vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin gần đây, cử tri bày tỏ đồng tình với việc Hiến pháp quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Quan tâm tới thể chế kinh tế, cử tri Hoàng Kiều (Chủ cửa hàng kinh doanh thiết điện tử tại Thị trấn Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ đồng tình với nội dung nhất quán mục tiêu, mô hình kinh tế của nhà nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Cử tri đánh giá, điểm quan trọng là các thành phần kinh tế đều được nhà nước bảo hộ, nhà nước không quốc hữu hóa các tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh./. (Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG