The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
19/09/2018 - Lượt xem: 2957
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp, việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.

Công tác quản lý nhà nước về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công được tăng cường; trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, như: Chỉ thị, quyết định, kế hoạch... và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện chế độ chính sách đối với đối tượng là người có công trên địa bàn tỉnh được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, chế độ theo quy định của nhà nước, mang lại hiệu quả thiết thực cho đối tượng thụ hưởng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách người có công được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, trực tiếp đến đối tượng người có công và thân nhân cũng như các tầng lớp nhân dân. Các bộ thủ tục hành chính, văn bản mới có liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có công được công khai đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở lao động, Thương binh và Xã hội. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, văn bản mới; các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục kê khai, xét duyệt chế độ, chính sách người có công đối với đối tượng thụ hưởng và nhân dân trên địa bàn.

Qua đó, việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công đã đạt được những kết quả thiết thực. Tính đến hết ngày 31/7/2018 trên địa bàn tỉnh có 65.975 trường hợp đã được giải quyết chế độ, chính sách người có công (trong đó có 56% là người dân tộc thiểu số). Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã bố trí bộ phận tiếp công dân và tiếp nhận trả kết quả hồ sơ, niêm yết công khai thủ tục hành chính liên quan đến việc tiếp nhận, trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ người có công với cách mạng. Từ năm 2013 - 12/2017, có hơn 700 hồ sơ của các đối tượng được xác nhận người có công với cách mạng. Tính đến tháng 6/2018, có 15.245 đối tượng được nhận chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng. Đã cấp 15.245 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người có công và thân nhân người có công. Giải quyết chế độ điều dưỡng tại nhà cho người có công và thân nhân người có công đối với 18.000 trường hợp với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng.

Thực hiện Đề án hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, toàn tỉnh đã sửa chữa 3.099 căn nhà, trong đó, xây mới 1.868 căn, sửa chữa 1.231 căn. Giải quyết cho 336 đối tượng có liên quan, người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi về giáo dục. Trao tặng 352 căn nhà, sửa chữa 75 căn nhà tình nghĩa. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/2017, tỉnh đã vận động được gần 29 tỷ đồng xây mới 680 căn nhà và sửa chữa 541 căn nhà cho các đối tượng thụ hưởng. Từ năm 2012 - 2017, vận động được 19,3 tỷ đồng cho Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh...

Nhìn chung, các cấp ủy, chính quyền đã triển khai thực hiện tốt các chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Các chính sách cho người có công được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo đúng quy định của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi trả chế độ ưu đãi được đảm bảo chặt chẽ. Phong trào đền ơn, đáp nghĩa được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, đã tác động tích cực nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là cấp xã, phường, thị trấn trong việc lãnh đạo, quản lý công tác chăm sóc người có công, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có công nghèo vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, như: Hiểu biết về các chế độ chính sách pháp luật về người có công còn hạn chế; việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa đạt kết quả tích cực; hiện trên địa bàn tỉnh còn 380 hộ thuộc đối tượng người có công thuộc hộ nghèo, trong đó, phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật đối với người có công; nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật về người có công đối với một số cán bộ cơ sở còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ kiêm nhiệm các công việc khác; tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng; có biện pháp hiệu quả, thiết thực để nâng cao mức thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nhất là đối với số hộ nghèo là người có công trên địa bàn tỉnh...

Thúy Hạnh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG