The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
03/04/2023 - Lượt xem: 183
Được sự tạo điều kiện của ngành chức năng, nhiều hộ nông dân ở TP. Pleiku đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi trồng rau thủy canh thành công, năm 2022, anh Đinh Quang Tuấn (tổ 2, phường Thống Nhất) mở rộng diện tích để trồng dâu tây theo hướng công nghệ cao. Vườn dâu sử dụng hệ thống tưới tự động tiết kiệm được điều khiển bằng điện thoại thông minh. “Hiện gần 3 sào dâu tây của tôi xuất bán ra thị trường trên 30 kg/ngày với giá 200-300 ngàn đồng/kg”-anh Tuấn nói.

Với định hướng xây dựng mô hình trồng rau, hoa thương phẩm và cung cấp giống rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên 3 ha đất, gia đình ông Võ Thành Hải (thôn 2, xã An Phú) cùng một số hộ nông dân góp vốn xây dựng nhà màng, mua sắm máy móc, thiết bị và hệ thống tưới tiêu. “Năm 2020, sau khi đầu tư 3 tỷ đồng vào mô hình này, chúng tôi đã từ bỏ cách thức canh tác cũ, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trồng rau, hoa trong nhà lồng sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh, côn trùng từ bên ngoài, từ đó có thể trồng được nhiều loại khác nhau, cho chất lượng và năng suất cao hơn. Mỗi ngày, chúng tôi xuất khoảng 5 tạ rau và hàng ngàn cây giống chất lượng cao”-ông Hải cho biết.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ảnh 1

Gia đình anh Bùi Văn Trọng (thôn 4, xã An Phú) áp dụng thành công kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao. Ảnh: Mai Ka

Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Trọng (thôn 4, xã An Phú) cũng đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường trong nhà lồng. “Những năm trước, tôi cũng có trồng loài hoa này nhưng hiệu quả không cao. Sau khi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku hướng dẫn, năm 2022, tôi đăng ký tham gia mô hình trồng hoa cát tường trong nhà lồng. Với trên 300 triệu đồng đầu tư ban đầu, tôi được Nhà nước hỗ trợ 40% giống, phân bón, nhà màng và hệ thống tưới. Với 1 sào hoa cát tường trồng trong nhà màng, gia đình tôi thu được trên 120 triệu đồng”-anh Trọng cho hay.

Theo bà Nguyễn Thị Hiệp-Chủ tịch UBND xã An Phú, toàn xã hiện có gần 16 ha rau, hoa được trồng trong nhà lồng. Nhà lồng giúp hạn chế các yếu tố bất lợi của thời tiết, ngăn côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc… nên đảm bảo sản phẩm an toàn.

“Chính quyền địa phương cũng tiến hành kết nối, giới thiệu để người dân đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng người dân sẽ nhân rộng các mô hình trồng hoa, rau theo hướng công nghệ cao để đạt hiệu quả tốt nhất”-bà Hiệp nhấn mạnh.

 

Thành phố Pleiku hiện có trên 18.000 ha đất nông nghiệp. Những năm qua, ngành nông nghiệp thành phố từng bước phát triển theo hướng hiện đại như: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; áp dụng quy trình sản xuất ICM, IPM; tưới tiết kiệm nước; sản xuất nông nghiệp thủy canh… Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh bởi các điều kiện cần thiết như: vốn, thị trường, kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ... còn hạn chế. Giai đoạn 2021-2025, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại xã An Phú và Chư Á, sau đó sẽ nhân ra diện rộng.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ảnh 2

Hiện nay, việc xây dựng các mô hình sản xuất hoa, quả an toàn trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao được nông dân đặc biệt quan tâm, ứng dụng. Ảnh: Mai Ka

Bà Lê Thị Mỹ Dung-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố-thông tin: Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 5-7-2021 của Thành ủy Pleiku (khóa XII) về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Trung tâm phối hợp với các xã, phường lựa chọn triển khai các mô hình trồng hoa, rau, cây ăn quả trong nhà màng theo hình thức Nhà nước hỗ trợ từ 40% nhà màng, giống, phân bón… tại xã An Phú.

Thành công bước đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao và áp dụng phương pháp sản xuất theo hướng bền vững đã tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm; là cơ sở để bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn giống và phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo GLO

https://baogialai.com.vn/ung-dung-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep-post233318.html

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG