The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Gia Lai qua cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016
31/05/2018 - Lượt xem: 1890
Thực hiện Quyết định số 1225/QĐ-TTg, ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016; Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Gia Lai đã xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh.

Đây là cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản lần thứ 5 tiến hành trên phạm vi cả nước (các cuộc Tổng điều tra lần trước diễn ra vào các năm 1994, 2001, 2006, 2011). Mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng điều tra là thu thập thông tin phục vụ đáng giá thực trạng, phân tích xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn và cải thiện mức sống dân cư nông thôn; đồng thời, để đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở số liệu chính thức Tổng điều tra được Ban Chỉ đạo Trung ương công bố, xin lược qua một số nét chính về tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản của tỉnh Gia Lai.

Quy mô khu vực nông thôn (tính đến ngày 01/7/2016): Cả tỉnh có 184 xã (giảm 02 xã so với năm 2011, do có 02 xã chuyển thành thị trấn: thị trấn Đak Pơ của huyện Đak Pơ và thị trấn Ia Ly của huyện Chư Păh); với 1.683 thôn, ấp, bản (gọi chung là thôn), giảm 17 thôn so với năm 2011. Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, hoàn thiện tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới tích cực. Điện khí hóa nông thôn được thật sự coi trọng và đã đạt những kết quả khả quan; 100% số xã có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,35% (tương đương 230.653 hộ). Hệ thống giao thông nông thôn phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng; 100% số xã có đường ô tô đến được trụ sở xã; chất lượng đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp với tốc độ khá nhanh, nhiều đường nội đồng đã được bê tông hóa. Hệ thống trường học các cấp ở khu vực nông thôn được xây dựng mới, nâng cấp và cơ bản xóa xong tình trạng trường tạm, lớp tạm; 100% trường tiểu học, trường trung học cơ sở được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, 99% trường mẫu giáo, mầm non được xây dựng dựng kiên cố và bán kiên cố (còn 1/83 trường chưa được xây dựng kiên cố và bán kiên cố). Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, thực sự trở thành tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu quan trọng của dân cư nông thôn; đến năm 2016 đã có 112/184 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, số bác sỹ trên 1 vạn dân nông thôn đạt 1,5 người, số thôn có nhân viên y tế/cô đỡ thôn bản đạt 1.618 thôn. Hệ thống chợ nông thôn có sự phát triển góp phần quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa, kích thích trao đổi hàng hóa giữa các vùng và trong nội bộ nhân dân trên địa bàn; cả tỉnh có 52 xã có chợ, chiếm 28% tổng số xã, tăng 26,82% so với năm 2011. Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể dục, thể thao khu vực nông thôn tiếp tục được củng cố, phát triển, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; internet tư nhân ở nông thôn phát triển khá nhanh, tỷ lệ xã có điểm kinh doanh internet tư nhân đạt 68% tổng số xã, tăng 65,85% so với năm 2011. Việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đạt được những kết quả khả quan; 74/184 xã có công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung (tăng 12,12% so với năm 2011), số xã có hệ thống nước thải chung đạt 4 xã (tăng 3 xã), các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt được quan tâm, 52 xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, 257 thôn có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn: Kết cấu hạ tầng còn yếu kém so với cả nước. Mạng lưới giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nhưng chậm được khắc phục, gây không ít khó khăn cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, kinh doanh và sinh hoạt của dân cư nông thôn. Các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ tuyến y tế cơ sở chậm được khắc phục, nhiều trạm y tế chưa có bác sỹ, đầu tư cho y tế cơ sở còn thấp nên tỷ lệ trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia chưa cao. Việc thu gom, xử lý rác thải, chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nguy hại còn rất hạn chế gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường. Đời sống một bộ phận dân cư nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn; còn 13,31% số hộ không có ti vi, 10,1% số hộ không có xe máy, 18,07% số hộ không có nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Thành tựu trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh: Số lượng cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng mạnh. Theo số liệu Tổng điều tra, cả tỉnh có 236.030 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (hộ sản xuất nông nghiệp 235.666 hộ, hộ sản xuất lâm nghiệp 268 hộ, hộ sản xuất thủy sản 96 hộ); 45 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (22 doanh nghiệp nhà nước, chiếm tỷ lệ 48,88%; 23 doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm tỷ lệ 51,12%); 20 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản (19 hợp tác xã nông nghiệp, 01 hợp tác xã lâm nghiệp); với 880 trang trại. Trong những năm qua sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được chú trọng. Ruộng đất được tích tụ và hình thành các cánh đồng lớn, đã xây dựng được 21 cánh đồng lớn; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được tăng cường. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có những bước tiến quan trọng, đang vươn tới một nền sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm đa dạng, có tính cạnh tranh và tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đã áp dụng khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao (như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai). Một số doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; hiệu quả sử dụng đất được nâng lên. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất khẩu với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, nhất là các mặt hàng chủ lực như mía, sắn, cà phê, tiêu, cao su...

Tuy nhiên, bên cạnh đó sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ còn phổ biến, chất lượng lao động thấp, đầu tư và áp dụng khoa học, kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đơn vị sản xuất theo loại hình và ngành nghề chuyển dịch chậm. Mặc dù sản xuất được cơ cấu lại theo hướng mở rộng quy mô nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, số doanh nghiệp, hợp tác xã tăng qua các năm nhưng chưa đáng kể, số hộ sản xuất vẫn là đơn vị cơ bản, chiếm 99,6 trên tổng số loại hình sản xuất, số hợp tác xã chỉ chiếm 0,01%, trang trại chỉ chiếm 0,37%. Liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập, các hộ sản xuất phụ thuộc vào thương lái, giá cả bấp bênh, thu nhập của người dân chưa cân xứng với công sức lao động; toàn tỉnh chỉ có 03 doanh nghiệp triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 2.910 hộ tham gia. So với khu vực Tây Nguyên và cả nước, số cánh đồng lớn của tỉnh chỉ đạt 25,3 so với khu vực Tây Nguyên, chỉ đạt 0,93% so với cả nước. Chất lượng lao động thấp đang là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Gia Lai; lao động làm nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa qua đào tạo chiếm 91,41% trên tổng số lao động; số lượng được đào tạo thạc sỹ chỉ chiếm 0,01%, lao động qua đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 4,96%. Phần lớn lao động chủ yếu là học nghề và dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chủ hợp tác xã, chủ doanh nghiệp chưa tốt, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận; 35,29% chủ hợp tác xã đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trình độ cao đẳng trở lên rất thấp; vẫn còn 8,77% chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo.

Mục tiêu chính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm tới là phát triển bền vững theo 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường: Thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường bền vững. Vì vậy, cần phải tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến các cấp, ngành, địa phương và nhân dân; thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn... trước hết tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vôn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn về giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa và khu thể thao thôn. Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Rà soát lại danh mục nghề đào tạo để phê duyệt cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững đi đôi với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề phù hợp, theo phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”; các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo sát với thực tiễn, tổ chức dạy nghề thông qua nhiều hình thức linh hoạt.

Đức Bình

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG