The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
03/05/2018 - Lượt xem: 1906
Đánh giá kết quả sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, nhìn chung công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp của tỉnh đảm bảo theo Phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tuy nhiên, còn chậm so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra của tỉnh

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đối với 03 công ty nông nghiệp thực hiện cổ phần hóa, có 02 công ty phải mất thời gian dài để tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng đất (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Biển Hồ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Gia Lai) nên tiến độ triển khai cổ phần hóa tại 02 công ty còn chậm.

Đối với 11 công ty lâm nghiệp tiếp tục duy trì theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Nhiệm vụ chính của các công ty lâm nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới là thực hiện nhiệm vụ công ích về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; đồng thời, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác theo quy định để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả. Tuy đề án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2017 - 2021 được phê duyệt, công tác đo đạc, cắm mốc đã triển khai, nhưng nội dung phương án sử dụng đất tại các công ty vẫn chưa đảm bảo để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (do có nhiều nội dung liên quan đến công tác rà soát, quy hoạch lại 03 loại rừng; vốn điều lệ chưa được bổ sung...) nên trong thời gian qua các công ty này vẫn duy trì hoạt động chủ yếu gắn với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, hầu như chưa được triển khai các hoạt động kinh doanh khác.

Tuy nhiên, về quản lý, sử dụng đất: Hiệu quả việc sử dụng đất đai còn thấp, diện tích chưa sử dụng còn nhiều, tình trạng lấn chiếm đất đai giữa hộ dân với công ty nông, lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, tình trạng giao khoán vườn cây chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng tinh thần Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các chủ thể quản lý còn buông lỏng, chưa kiên quyết xử lý dứt điểm các tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất đai qua các giai đoạn nên đến nay rất phức tạp và khó giải quyết thỏa đáng.

Về tài chính, tín dụng: Hiện nay các công ty lâm nghiệp chưa được cấp vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ. Hầu hết các công ty chưa có chiến lược sản xuất, kinh doanh, do công tác đo đạc, cắm mốc chưa xong, chưa chủ động trong việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa có cơ chế vay vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp, dẫn đến tình trạng bị động trong sản xuất, thu nhập giảm so với thời kỳ còn chỉ tiêu khai thác gỗ.

Nguyên nhân khách quan là do nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng và tập quán canh tác kiểu cũ, lạc hậu vẫn còn nên tình trạng phá rừng làm nương rẫy thường xuyên xảy ra dẫn đến việc tranh chấp đất đai. Nguyên nhân chủ quan là thể chế, cơ chế, chính sách, như: Luật đất đai chưa được triển khai một cách đồng bộ; một số doanh nghiệp chưa được đo đạc, giải thửa cụ thể, bóc tách với đất đai của người dân đang canh tác từ những ngày đầu thành lập để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; từ công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền chưa tương xứng, còn buông lỏng, thiếu quan tâm và chưa kiên quyết xử lý dứt điểm các tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất đai, chưa thực sự giúp đỡ các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp đổi mới hoạt động kịp thời phù hợp với cơ chế thị trường; các công ty lâm nghiệp chưa có cơ chế vay vốn tín dụng để trồng rừng sản xuất...

Đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là người đứng đầu chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa tích cực chuyển đổi nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp và hiệu quả; còn để đất đai lãng phí; buông lỏng quản lý đất đai, để lấn chiếm, tranh chấp.

Xuân Phú

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG