The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Lúng túng tìm đầu ra
05/12/2014 - Lượt xem: 2853
Phát triển tự phát, manh mún, yếu trong khâu tìm kiếm thị trường, cũng như thiếu linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ, quản lý... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lúng túng trong việc tìm đầu ra, phát triển sản phẩm thủ công, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh hiện nay.


Cách đây vài năm, khi nhắc đến những làng nghề thủ công truyền thống, hợp tác xã thủ công mỹ nghệ người ta thường nhắc đến những cái tên như Hợp tác xã (HTX) Thảo Nguyên (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông); HTX Dệt Biển Hồ, HTX Nhạc cụ dân tộc Thắng Lợi (TP. Pleiku) hay HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar (huyện Đak Đoa)... Mặc dù được đầu tư khá lớn từ trung ương và tỉnh (trong giai đoạn 2006-2012, tỉnh đã đầu tư gần 9 tỷ đồng từ nguồn vốn mục tiêu của Chính phủ và nguồn ngân sách địa phương), nhưng hiện số lượng HTX còn hoạt động khá ít ỏi, thậm chí có HTX đã “biến mất” trên thị trường. Nguyên nhân của sự “chết yểu” này thì nhiều nhưng tựu trung lại chủ yếu vẫn là khó khăn về đầu ra, sản phẩm làm ra không bán được, thị trường nội địa ít ưa chuộng, thị trường xuất khẩu lại phụ thuộc doanh nghiệp xuất khẩu trung gian…

 

Gian hàng gỗ mỹ nghệ tại một triển lãm trong tỉnh. Ảnh: L.L
Gian hàng gỗ mỹ nghệ tại một triển lãm trong tỉnh. Ảnh: L.L

Dù không ảm đạm như các mặt hàng thủ công, nhưng các mặt hàng mỹ nghệ như gỗ, đá mỹ nghệ cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra, nhất là thị trường xuất khẩu. Ông Lê Đức Hiệp-thành viên Hội Sinh vật cảnh An Khê-chia sẻ: Kênh quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hiện nay của cơ sở chủ yếu thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm nhưng chủ yếu là hội chợ trong tỉnh và một vài tỉnh lân cận. Việc tiếp cận đến một hội chợ triển lãm mang tầm quốc tế vẫn là “kế hoạch trong mơ”, vì thế cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại xuất khẩu ra nước ngoài gần như không có. Mặc dù sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Gia Lai khá đa dạng, phong phú từ tượng gỗ, bàn ghế gốc, lộc bình, tranh tứ quý đến các linh vật như rồng, lân, phụng, hay các tác phẩm nghệ thuật như du thuyền, quạt, hũ, bình gỗ… nhưng chủ yếu vẫn là bán lẻ tại nhà và các cửa hàng; một số ít bán buôn cho các mối quen ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến sức mua của người dân đáng kể. Ông Đỗ Trọng Cương-chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Kim Cương (huyện Mang Yang) cho biết: So với vài năm trước việc kinh doanh ế ẩm hơn nhiều. Hơn nữa, thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, do đó để trụ được các cơ sở sản xuất phải thường xuyên tạo ra các tác phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và độc đáo. Trong khi đó, các vấn đề về vốn, lao động cũng gặp nhiều khó khăn. “Do đặc thù của nghề nên việc vay vốn ngân hàng rất khó, còn lao động cũng rất khó tìm vì thợ mộc tại địa phương không có, phải thuê người từ những nơi khác tới, chủ yếu là ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh. Nhưng những người có tay nghề cao thường ít chịu đi xa, trong khi thợ “trôi nổi” thì tay nghề lại kém”-ông Hiệp cho biết thêm.

Trao đổi về giải pháp phát triển, tìm đầu ra cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bà Nguyễn Thị Bích Hằng-Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương)-cho rằng: Các doanh nghiệp, HTX cần nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã, hoa văn phải sắc sảo và mang nét độc đáo riêng của vùng miền. Đồng thời, cần phối hợp với các công ty du lịch tổ chức các điểm đến du lịch để giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho du khách. Bản thân người đứng đầu HTX, doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc tìm kiếm đối tác. Ngoài ra, Trung tâm cũng mong muốn sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của tỉnh để có kinh phí đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, giới thiệu các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của Gia Lai ra các tỉnh bạn và nước ngoài.

Mặc dù có những lý do “nhạy cảm” liên quan đến các sản phẩm gỗ nhưng không thể phủ nhận những năm gần đây chế tác gỗ mỹ nghệ Gia Lai vẫn đang là nghề đang “ăn nên làm ra” và là một thế mạnh của tỉnh. Vậy nhưng, thực tế hiện nay các chính sách hỗ trợ phát triển đối với ngành này vẫn chưa có, các cơ sở, doanh nghiệp đều “tự bơi”. Để phát triển ngành này theo đúng định hướng cần có cơ chế hỗ trợ, quản lý một cách hợp lý để vừa có thể duy trì nghề mộc truyền thống, tạo công ăn việc làm cho các lao động địa phương lại vừa có thể quản lý, tránh thất thoát tài nguyên, thuế của Nhà nước...

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG