The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Pleiku: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
15/08/2021 - Lượt xem: 2129
Trong giai đoạn 2016 - 2020, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố và sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố và các xã, phường; sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp và các hộ nông dân, lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn thành phố tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của thành phố, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Công tác đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được triển khai thực hiện theo đúng quy định và theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; phân bổ kịp thời các nguồn vốn đầu tư theo các tiêu chí nông thôn mới. Hằng năm, sau khi Trung ương, tỉnh phân bổ vốn, thành phố tiến hành giao vốn cho từng chương trình, dự án thông qua quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành, địa phương đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư vốn nông thôn mới và giải ngân các nguồn vốn kịp thời, đúng quy định. Công tác quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Giai đoạn 2016 - 2020, các xã triển khai công tác rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD, ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng. Đến nay, 100% xã đã hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch, cắm mốc chỉ giới, ban hành quy chế quản lý quy hoạch và niêm yết công khai quy hoạch theo quy định. Hiện nay, thành phố có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới; ngày 17/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1415/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Thành phố quyết định công nhận 04 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thiện hồ sơ thủ tục đề nghị cấp thẩm quyền công nhận xã Trà Đa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020.

Trong thời gian qua, thành phố luôn quan tâm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm phát huy tối đa những lợi thế của địa phương, phát triển các ngành, sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây nông sản hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố nhưng đã giải quyết phần lớn việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng giá trị gia tăng và phát triển bền vững được chú trọng xuyên suốt trong tái cơ cấu từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm.

Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng đạt 9.557 ha, trong đó lúa 2.460 ha, sản lượng đạt 15.4980 tấn; ngô 312,5 ha, sản lượng đạt 1.856,2 tấn; rau dưa các loại 1.357 ha, sản lượng đạt 16.838,48 tấn; khoai lang 65 ha; lạc 45 ha; cà phê 3.538 ha, sản lượng đạt 10.605 tấn. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chuyển đổi 215 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, củ, qua, hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất rau VietGAP: Tổng diện tích rau VietGAP 18,2 ha, trong đó doanh nghiệp Hương Đất 5,3 ha; Hợp tác xã An Phú Thịnh 3,2 ha; Tổ sản xuất rau VietGAP An Phú 4,2 ha và Tổ sản xuất rau VietGAP thôn Tôi - xã Trà Đa 5,5 ha, năng xuất rau đạt 113 tấn. Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức đào tạo VietGAP cho 400 người và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 20 hộ. Hiện nay trên địa bàn có 10 ha nhà lưới để sản xuất rau, hoa các loại.

Pleiku đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn

Xác định chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến tái cơ cấu trong hình thức sản xuất. Năm 2019, do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi số lượng đàn heo giảm, được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cấp chính quyền, người dân đã tích cực tái đàn trở lại, chú trọng hơn việc vệ sinh môi trường chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm trong thành phố. Giá các sản phẩm chăn nuôi tương đối ổn định, người chăn nuôi có lợi nhuận. Năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 53.680 con (trong đó trâu bò 12.900 con, lợn 40.333 con); tổng đàn gia cầm 175.412 con. Những năm gần đây, người dân quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, thành phố có 51 trại chăn nuôi vừa và nhỏ.

Các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến các tầng lớp nhân dân. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, hạn chế các sản phẩm thô, băm dăm, ván bóc và sản phẩm chế biến sơ. Quan tâm nhiều đến công nghệ mới, hiện đại để nâng cao giá trị, đa dạng hóa sản phẩm; hỗ trợ trồng rừng phát triển nguyên liệu; phát triển vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến lâm sản; quản lý các cơ sở chế biến trên địa bàn thành phố đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả; tăng cường phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân trồng rừng.

Điều kiện tự nhiên của thành phố không phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn năm 2020 là 42,79 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 87,2 tấn, chủ yếu là nuôi các loại cá trắm cỏ, rô phi, cá trê, cá chép,... chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố. Việc khai thác thủy sản tự nhiên trên địa bàn chủ yếu ở một số vùng có ao hồ với số lượng nhỏ lẻ vào thời gian nông nhàn, không phải ngành nghề chuyên nghiệp, khai thác chủ yếu là để cải thiện đời sống.

Cùng với những kết quả đạt được rất tích cực, tăng trưởng nông nghiệp của thành phố chủ yếu vẫn dựa vào tăng diện tích, tăng vụ, các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, giá thành rẻ nhưng thu nhập thấp. Hợp tác xã và nông dân là những lực lượng quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp nhưng chậm được củng cố và nâng cao năng lực quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường. Một số hợp tác xã, nông dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa chủ động trong việc đổi mới phương thức sản xuất, định hướng sản xuất lâu dài. Một số doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, năng lực tài chính còn hạn chế, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên chưa sẵn sàng nhập cuộc trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa đồng bộ; có nhiều doanh nghiệp đầu vào tham gia, nhưng lại thiếu doanh nghiệp liên kết đầu tư và thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân...

Để tháo gỡ những khó khăn trên, thời gian đến, Thành ủy Pleiku tập trung xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tiếp tục lãnh dạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XI) về nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao, tập trung sản xuất các cây trồng chủ lực như: cà phê, cao su, rau, hoa,..; chăn nuôi gà, lợn theo mô hình trang trại công nghệ cao. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực toàn xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Hoàng Quân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG