The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Niên vụ tiêu năm 2015-2016: Kẻ khóc, người cười
04/03/2016 - Lượt xem: 1776
Do gặp nhiều yếu tố bất lợi nên niên vụ tiêu 2015-2016, người dân trên địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh…đứng trước viễn cảnh "kẻ khóc, người cười", người thì phấn khởi nhờ năng suất đạt cao, kẻ thì buồn xo do năng suất giảm mạnh.
Không xảy ra tình trạng “khát” nhân công như những năm trước. Ảnh: Quang Tấn
Không xảy ra tình trạng “khát” nhân công như những năm trước. Ảnh: Quang Tấn
Theo các hộ trồng tiêu trên địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh cho biết thì năm nay không có tình trạng “khát” nhân công như những vụ tiêu trước. Người dân chủ yếu sử dụng nhân công là người địa phương và thuê từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, giá nhân công mỗi ngày 140 ngàn đồng/người. Bên cạnh đó, do người dân đã cảnh giác hơn trong việc canh giữ vườn tiêu nhà mình nên tình trạng hái tiêu trộm cũng không còn lộng hành như những năm trước.

Giá tiêu từ trước Tết Nguyên đán đến nay liên tục rớt giá, hiện nay chỉ còn 140 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 80 ngàn đồng/kg so với thời điểm giá tiêu đạt kỷ luật cuối năm 2015.

Thay vì phải chạy đôn chạy đáo để tìm thuê nhân công thu hoạch tiêu thì vụ tiêu này chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) khá thảnh thơi bởi năng suất, sản lượng tiêu giảm khá mạnh. Chị Hồng buồn bã cho biết: “Gần 1.500 trụ tiêu của gia đình dù chỉ mới bước vào thu hoạch năm thứ 4 nhưng đã bị bị xuống cấp nghiêm trọng, số thì còi cọc chỉ loe ngoe vài trái, số thì chết trơ trụi do ảnh hưởng của bệnh vàng lá (chết chậm). Trong khi đó, chi phí đầu tư chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… mà gia đình bỏ ra cao hơn so với năm trước. Với số diện tích này những vụ trước trung bình gia đình thu được khoảng 4 đến 5 tấn tiêu khô thì năm nay chắc chỉ thu được khoảng 1 tấn khô mà thôi”.

Tương tự, niên vụ tiêu năm nay cũng không mang lại tâm lý phấn khởi cho hộ gia đình ông Kpă Hlam (thôn Hố Lâm, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê), khi 1.000 trụ tiêu, thu hoạch năm thứ 3 cho năng suất tương đối thấp. “Tiêu năm nay trái ít lắm, mình mới thu hoạch được gần một nửa diện tích thôi nhưng năng suất rất thấp, mỗi trụ chỉ được khoảng 1 kg khô thôi, giảm trên 60% so với năm trước”-ông Hlam cho biết.

Trái với hộ gia đình chị Hồng, ông Hlam, hơn 1.200 trụ tiêu của gia đình bà Trần Thị Nhị (làng Chư Pố II, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) đã bước vào thu hoạch năm thứ 6 nhưng vẫn cho năng suất khá cao. Bà Nhị phấn khởi cho biết: “Dù đã thu hoạch được 6 năm rồi nhưng vườn tiêu của gia đình vẫn cho năng suất khá cao và ổn định, trung bình mỗi trụ mình thu được khoảng 4 kg tiêu khô, ước năm nay gia đình mình thu được khoảng 5 tấn khô”.

 

Vườn tiêu của hộ gia đình bà Nhị cho năng suất khá cao và ổn định. Ảnh: Quang Tấn
Vườn tiêu của hộ gia đình bà Nhị cho năng suất khá cao và ổn định. Ảnh: Quang Tấn

“Để cây tiêu cho năng suất cao và ổn định thì cần đầu tư, chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng nhiều phân hữu cơ để bón cho tiêu. Không nên lạm dụng quá nhiều phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật để “tận thu”, vì như vậy cây tiêu sẽ nhanh già cỗi, xuống cấp, thậm chí dẫn đến tiêu chết”-bà Nhị chia sẻ thêm.

Dù người dân mới chỉ thu hoạch được trên 30% diện tích nhưng viễn cảnh người được, người mất là tình trạng chung của người trồng tiêu trên địa bàn các huyện Chư Sê và Chư Pưh trong niên vụ này.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, cho biết: Toàn huyện có trên 3.000 ha tiêu (trong đó có khoảng 2.700 ha tiêu kinh doanh), sản lượng hàng năm dao động từ 8.000 tấn đến 10.000 tấn khô. Theo khảo sát của huyện, năm nay năng suất, sản lượng tiêu sẽ giảm nhưng không đáng kể so với năm trước, ước năng suất chỉ đạt từ 3 tấn đến 4 tấn/ha, giảm khoảng 10% đến 20% so với niên vụ trước.

 

Bệnh vàng lá (chết chậm) đang là vấn đề nhức nhối của người trồng tiêu trên địa bàn các huyện trong những năm qua.  Ảnh: Quang Tấn
Bệnh vàng lá (chết chậm) đang là vấn đề nhức nhối của người trồng tiêu trên địa bàn các huyện trong những năm qua. Ảnh: Quang Tấn

"Kỹ thuật chăm sóc, đầu tư không đúng mức cùng với việc người dân “tận thu” trong những năm qua đã làm cho cây tiêu kiệt sức, dẫn đến mất mùa là điều tất yếu. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm diễn ra trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và cả tỉnh nói chung là một trong vấn đề nhức nhối của người trồng tiêu trong những năm qua, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng tiêu trong niên vụ này"-ông Hợp nhận định. 

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG