The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kinh tế - xã hội đạt nhiều thành tựu sau 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ
05/11/2019 - Lượt xem: 1927
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, sự chung sức chung lòng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, 50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bắt tay vào xây dựng xã hội mới.

Vượt qua khó khăn thách thức, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và tăng cường. Thực hiện Di chúc của Bác “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”, sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn, tập trung khôi phục và phát triển sản xuất, giải quyết căn bản nạn đói, nạn thất nghiệp, mù chữ và khắc phục hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới về văn hóa và lối sống trong nhân dân, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dần ổn định và được cải thiện từng bước.

Năm 1976, chỉ sau hơn một năm giải phóng, từ địa bàn bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ, với hơn 1/3 dân số bị đói, phải cứu trợ..., tỉnh đã vượt qua khó khăn, vươn lên đạt những thành tích mới trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 1,39 lần, thu nhập quốc dân tăng 1,45 lần so với năm 1976; tổng kinh ngạch xuất khẩu năm 1985 đạt trên 3,3 triệu rúp; cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ. Từ sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn và có những bước đi cụ thể vững chắc và đúng hướng. Đến nay, nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì mức khá cao (GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,3%; 2005 - 2010 đạt 13,6%/năm; 2010 - 2015 đạt 12,81%; giai đoạn 2016 - 2018 tăng trưởng bình quân ước đạt 7,76%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; nông, lâm nghiệp - công nghiệp và dịch vụ phát triển toàn diện. Hàng trăm công trình thủy lợi, thủy điện và các cụm, khu công nghiệp được đầu tư. Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ; đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Pleiku, thị xã An Khê được công nhận đơn vị hoàn thành nông thôn mới. 


Một góc đô thị Pleiku hôm nay. Ảnh: Nguyễn Đông

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thời điểm  cuối năm 1975, toàn tỉnh chỉ có 139 trường phổ thông cơ sở, 3 trường phổ thông trung học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, tình trạng giáo viên bỏ giờ lên lớp, bỏ dạy do đời sống khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học cao (có 95% đồng bào dân tộc thiểu số mù chữ). Đến cuối năm 2018, 100% xã, phường, thị trấn đã đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 36,8%; chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đã chuyển biến tích cực. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm, đóng góp của các thành phần kinh tế, góp phần tăng nhanh tỷ lệ học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng hệ thống trường lớp và đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt; y tế cơ sở được quan tâm đầu tư và củng cố, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; xã hội hóa về y tế có bước phát triển. Năm 1975, toàn tỉnh chỉ có 06 bệnh viện, 85 trạm y tế xã; năm 1985, có 14 bệnh viện, 183 trạm y tế xã, phường, với 2.510 gường bệnh và 1.188 cán bộ y tế có trình độ sơ cấp trở lên. Đến cuối năm 2018, đạt tỷ lệ 26 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ 7,73 bác sĩ/vạn dân (tính cả bác sĩ và giường bệnh của Quân đội và ngành khác đứng chân trên địa bàn tỉnh), 88% số xã có bác sĩ; 77,5% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác xã hội hóa y tế được chú trọng; toàn tỉnh có 668 cơ sở hành nghề y tư nhân và 665 cơ sở hành nghề dược tư nhân góp phần tích cực trong việc khám chữa bệnh, góp phần giảm tải các bệnh viện công lập; như: Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai quy mô 200 giường, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên với quy mô 100 giường...

Công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai tích cực và đạt những kết quả đáng khích lệ; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 19,71% (năm 2015) xuống còn 10,04% (năm 2018). Công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách người có công và công tác giảm nghèo được đặc biệt quan tâm, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Các lĩnh vực văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tập trung hướng về cơ sở; các phong trào như xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nhà rông văn hoá cấp xã, làng; trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử được triển khai tích cực. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì thường xuyên, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện Quy ước, Hương ước đạt kết quả. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa được chú trọng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong nhân dân.

Cùng với đó, công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng thực hiện tốt theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã phát huy được tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Tín đồ, chức sắc tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”; mối quan hệ giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo ngày càng đoàn kết gắn bó, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn.

Minh Tân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG