The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kbang: Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực
27/05/2020 - Lượt xem: 1696
Thời gian qua, thông qua cán bộ làm công tác khuyến nông từ huyện đến cơ sở, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống nhân dân ở các địa phương trong huyện đã có những chuyển biến tích cực.

Nhiều chương trình dạy nghề, tập huấn sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã triển khai đều khắp đến thôn, làng và có hàng ngàn hộ nông dân tham gia và áp dụng trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; huyện đã mở 139 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 3.815 lao động được đào tạo. Cụ thể: đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 113 lớp, với 3.075 lao động tham gia đào tạo. Đào tạo nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi cho người khuyết tật: 01 lớp, với 20 lao động tham gia. Đào tạo nghề theo dự án IFAD ở 5 xã phía nam của huyện (Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, Nghĩa an và xã Đông): 19 lớp, với 527 lao động tham gia đào tạo. Đào tạo nghề trồng và chăm sóc cây cao su ở xã Đak Smar, thuộc Chương trình nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 02 lớp, với 53 lao động tham gia. Đào tạo nghề Dệt thổ cẩm ở xã Tơ Tung, thuộc dự án chuyển giao khoa học công nghệ: 01 lớp, với 50 lao động tham gia. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp tin học văn phòng: 03 lớp, với 90 lao động tham gia.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ đã tập trung phục vụ chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Huyện đã chỉ đạo hỗ trợ và vận động nhân dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: chanh dây, trồng dâu nuôi tằm, bời lời, mắc-ca, cao su tiểu điền, sản xuất giống lúa mới; cây xoan xen cây nông nghiệp trên đất dốc bạc màu, cây chuối mốc trên đất dốc, trồng tre lấy măng, sản xuất lúa nước trên đất chua phèn tại xã Đăk Rong; ngô lai các giống; giống mía mới, trồng mì giống mới tại xã Đăk Smar và Lơ Ku; sa nhân tím tại xã Đăk Rong và Sơn Lang.

Nghiên cứu bảo tồn loài gien và phát triển nhân rộng các loài dược liệu quý hiếm dưới tán 04 loại dược liệu quý (sa nhân tím, sâm đá, sâm dây-hồng đẳng sâm và vằng đắng) tại xã Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, xã Kon Pne, mô hình nhân giống lan kim tuyến bằng nuôi cấy mô; áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản suất mía, nuôi cá tầm, trùn quế; đưa giống mới để cải tạo đàn bò, đàn trâu, đàn heo đàn dê, như: Dự án cải tiến nâng cao bò thịt chất lượng cao từ 2005 đến nay đã tiến hành phối giống nhân tạo thành công cho 1.941 con bò cái giống, thực hiện dự án hỗ trợ bò đực giống, trâu đực giống, bò cái giống; hỗ trợ chăn nuôi nông hộ cho các hộ dân có nhu cầu như: ni tơ lỏng và tinh đông lạnh để phối giống cho bò cái giống trên địa bàn huyện; hỗ trợ heo sọc dưa, heo sọc và heo đen cho các hộ dân để lai tạo đàn heo, tránh hiện tượng giao phối cận huyết, thái hóa giống, nâng cao chất lượng thịt heo hướng nạc, … từ năm 2005 đến nay đã nâng tỷ lệ đàn bò lai từ 55% lên 72%, tỷ lệ heo hướng nạc từ 28% lên 60%.thực hiện các chương trình hỗ trợ cá giống, ngan giống...  phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng trong huyện.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp đã đưa các giống mới vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nhằm thay thế dần các giống đã bị thoái hóa, năng suất kém; góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện để nhân rộng mô hình trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt; ứng dụng rộng rãi việc sử dụng công nghệ sinh học, phân bón, bảo vệ thực vật vào trồng trọt, đặc biệt ứng dụng hiệu quả kỹ thuật làm đất bằng cơ giới... góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm hao phí lao động cho người nông dân và bảo vệ môi trường.

Với những kết quả bước đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện. Tạo tiền đề cho hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, từng bước góp phần vào xây dựng nông.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình nuôi dâu tơ tằm áp dụng công nghệ trên địa bàn huyện Kbang. Ảnh: Nguyễn Đông

Cùng với đó, việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học cũng được huyện Kbang chú trọng. Huyện đã thành lập Hội đồng Khoa học công nghệ cấp huyện có 12 thành viên và hoạt động theo quy chế của Hội đồng do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện (phụ trách văn hóa - xã hội) làm chủ tịch hội đồng. Đội ngũ làm công tác khoa học và công nghệ của huyện có bước phát triển về số lượng và chất lượng. Đồng thời, huyện rất quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện. Để ứng dụng đưa công nghệ sinh học vào sản xuất, nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng các kỹ thuật lai tạo giống mới trong sản xuất, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo tăng cường mở các lớp tập huấn, hội thảo, hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao năng lực tiếp thu khoa học và công nghệ cho người dân; chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Huyện đã phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề có năng lực và kinh nghiệm đào tạo như: Trường cao đẳng nghề cơ điện - xây dựng và nông lâm Trung bộ tại tỉnh Bình Định, Trường Trung cấp nghề An Khê (Gia Lai)... để tham gia giảng dạy, đảm bảo chất lượng giúp cho người lao động sau khi học nghề biết vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Đã có những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân như: mô hình nuôi lợn ở làng Brốc - xã Đông, mô hình trồng lúa năng suất cao ở cánh đồng Đăk Pờ - xã Đăk Smar... đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong huyện;  góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 

Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại một số kết quả quan trọng; từng bước nâng cao tính ổn định, giảm dần tính phụ thuộc vào thời tiết trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giúp thay đổi tập quán canh tác của nông dân từ lạc hậu, thủ công  thay đổi dần bằng tập quán canh tác hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nguồn gốc sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ngành chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến cả về cơ cấu, chất lượng đàn cũng như những thay đổi về phương thức tập quán chăn nuôi. Công nghệ sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. 

Nguyễn Phương

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG