The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh
07/02/2022 - Lượt xem: 3015
Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Phát triển nhiều dự án

Thời gian qua, Gia Lai luôn chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư vào các dự án đảm bảo được hai mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Giai đoạn 2016-2020, Gia Lai đã thu hút 515 dự án với tổng vốn đăng ký 832.925 tỷ đồng, trong đó số lượng các dự án thuộc TTX chiếm khá lớn. Đã có 4 dự án điện mặt trời được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn 3.500 tỷ đồng, tổng công suất 138 MW; tổng diện tích đất sử dụng 194 ha. Hiện Nhà máy điện mặt trời Krông Pa và Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc LICOGI 16 giai đoạn 1 đã hoàn thành. 2 dự án đang thi công là Nhà máy điện mặt trời Krông Pa 2 tại xã Chư Gu và Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc-EVNLICOGI 16 giai đoạn 2 tại xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa.

Riêng năm 2021, có 3 dự án điện mặt trời cũng được phê duyệt chủ trương đầu tư có công suất 589 MW với tổng vốn 11.637 tỷ đồng. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự phát triển về số lượng dự án điện gió trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, Gia Lai có 17 dự án điện gió đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn 41.253 tỷ đồng, tổng công suất 1.242,4 MW; tổng diện tích sử dụng 558,63 ha. Đến nay, có 16 dự án đã triển khai thi công và 1 dự án chưa thi công (Nhà máy điện gió Ia Boòng, huyện Chư Prông).

  Cánh đồng điện gió xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).  Ảnh: Hùng Hoa Lư

Cánh đồng điện gió xã Ia Pết (huyện Đak Đoa). Ảnh: Hùng Hoa Lư

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: “Bên cạnh những dự án năng lượng tái tạo thì các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng được tỉnh chú trọng. Hiện đã có 2 dự án và 1 khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng mức đầu tư 374 tỷ đồng, quy mô 312 ha được phê duyệt chủ trương đầu tư. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, có 13 doanh nghiệp được cấp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng với tổng số vốn hơn 132 tỷ đồng, hiện có 14 dự án trồng rừng được doanh nghiệp quan tâm. Bên cạnh đó, Gia Lai cũng đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào dự án nhà máy xử lý rác thải, tái chế chất thải với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Sở đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án nhà máy xử lý rác thải tại xã Gào (TP. Pleiku) với diện tích gần 61.000 m2”.

Ông Mai Thanh Nguyên-Giám đốc Công ty TNHH Phương Nguyên Tây Nguyên-cho biết: Dự án trồng rừng sản xuất tại xã Ia Le (huyện Chư Pưh) với diện tích 237,5 ha đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất đầu tư. Ngoài đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, dự án cũng góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là tăng tỷ lệ che phủ rừng, giảm phát thải nhà kính, góp phần thúc đẩy TTX.

Tạo cơ chế thông thoáng

Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và được cụ thể hóa trong chiến lược quốc gia thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2050; kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014-2020; chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ông Nguyễn Hữu Quế cho hay: “Tỉnh đã công khai kêu gọi các dự án đầu tư vào năng lượng xanh bằng danh mục kêu gọi đầu tư đăng trên báo, giới thiệu tiềm năng trên website của tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng lập đề án khu nông nghiệp công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường và sức khỏe. Các dự án đầu tư đều được đánh giá yếu tố tác động đến môi trường, đảm bảo hoạt động xanh hóa sản xuất, thân thiện với môi trường”. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thủ tục nhằm thu hút đầu tư bằng việc chủ động bố trí nguồn nhân lực, vật lực tại “bộ phận một cửa điện tử”; rà soát, thanh tra, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra những yếu kém trong cải cách hành chính; giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực dễ gây bức xúc trong dư luận như đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai…

Đánh giá về công tác cải thiện môi trường để thu hút đầu tư vào TTX, ông Nguyễn Chung-Giám đốc phát triển dự án Công ty cổ phần Phong điện Ia Pết 1, 2 (huyện Đak Đoa) cho biết: “Quá trình triển khai thực hiện dự án cho đến vận hành thương mại, chúng tôi đều nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các cấp, các ngành để có thể đảm bảo được tiến độ dự án”.

Tại hội thảo về nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với TTX giai đoạn 2021-2030 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức, Tiến sĩ Hồ Công Hòa-Phó Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nêu quan điểm: “Để thu hút mọi nguồn lực tham gia đầu tư vào TTX, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao chất lượng khung pháp lý và năng lực hiệu quả trong thực hiện chính sách. Trước mắt là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng và môi trường; đảm bảo thông thoáng, minh bạch, công bằng giữa mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, cần thống nhất quan điểm xây dựng một hành lang pháp lý, cơ chế chính sách vừa bắt buộc, vừa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho TTX. Có thể nghiên cứu cơ chế thí điểm triển khai các dự án hợp tác đầu tư theo mô hình đối tác công-tư (PPP) như thu gom và xử lý chất thải, cấp nước sạch”.

Cánh đồng điện gió xã Ia Pết (huyện Đak Đoa). Ảnh: Hùng Hoa Lư

Gia Lai đã phát triển nguồn năng lượng tái tạo một cách nhanh, mạnh mẽ và đúng hướng. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thời gian qua, hàng loạt dự án “ngàn tỷ” liên quan đến TTX được triển khai trên địa bàn phần nào đã nói lên quyết tâm của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững về môi trường. Gia Lai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế và hội đủ điều kiện để thúc đẩy TTX. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nêu quan điểm: Chiến lược và các chính sách phát triển của tỉnh được đặt trong quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược quốc gia về TTX, quy hoạch vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia. Định hướng phát triển của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ xây dựng Gia Lai thành một hình mẫu về mô hình phát triển năng lượng tái tạo và bảo tồn, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, tỉnh vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào TTX.

Riêng về việc phát triển năng lượng tái tạo, ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: “Gia Lai đã phát triển nguồn năng lượng tái tạo một cách nhanh, mạnh mẽ và đúng hướng. Hiện nay, tỉnh đang chờ Chính phủ phê duyệt quy hoạch điện VIII để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này. Trong tương lai gần, tỉnh có thể phát triển thêm dự án điện gió, điện mặt trời tương đương với số lượng hiện tại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm thêm điện mặt trời thả nổi vì có tiềm năng lớn để phát triển mảng này”.

Với mục tiêu trở thành một trong những tỉnh đầu tiên có nền kinh tế xanh-trung hòa carbon, Gia Lai sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy đầu tư công nghệ carbon thấp; triển khai khung chính sách khuyến khích cho đầu tư carbon thấp; thực hiện các chính sách tạo thị trường nhằm thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ carbon thấp; xây dựng các biện pháp để giúp phổ biến công nghệ như ưu tiên và đặt mục tiêu vào các dự án đầu tư carbon thấp. Cùng với đó, tỉnh sẽ tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường khả năng phòng ngừa thiên tai; giảm sử dụng các nguồn năng lượng không thể tái tạo.

“Để triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về TTX, tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện chiến lược và mức độ xanh hóa của các dự án đầu tư. Đồng thời, xác định khâu đột phá là công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ quyết liệt tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng; cải cách hành chính, công khai minh bạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính ở các cơ quan công quyền nhằm tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp”-ông Nguyễn Hữu Quế cho biết thêm.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG