The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gỡ "nút thắt" trong đầu tư xây dựng cơ bản
01/08/2018 - Lượt xem: 1817
Thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn còn tới 10 dự án chưa khởi công và có một số chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân.
Nhiều khó khăn, vướng mắc
 
Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú (TP. Pleiku) bị chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Ảnh: H.D
Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú (TP. Pleiku) bị chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Ảnh: H.D
 
Năm 2018, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 3.329 tỷ đồng, đầu tư cho 64 dự án, công trình khởi công mới. Đến nay, khối lượng thực hiện toàn tỉnh gần 978 tỷ đồng, đạt gần 30%; giải ngân được 1.273 tỷ đồng, đạt trên 38%. Cụ thể, vốn ngân sách Trung ương (hơn 1.735,6 tỷ đồng) thực hiện được hơn 349,8 tỷ đồng, giải ngân hơn 644,5 tỷ đồng, đạt 37,13% kế hoạch; vốn cân đối ngân sách địa phương (1.239 tỷ đồng) đã thực hiện được 530,7 tỷ đồng, giải ngân 528,7 tỷ đồng, đạt 42,8%. Riêng nguồn vốn kéo dài từ năm 2017 sang năm 2018 là 355 tỷ đồng hiện đã thực hiện và giải ngân trên 97 tỷ đồng, đạt 28%. Có 27 chủ đầu tư đạt tỷ lệ giải ngân trên 40%, 10 chủ đầu tư đạt dưới 40% và 3 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân (gồm Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh). Trong số 64 công trình mới, đến nay, hầu hết đã triển khai với tiến độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2017 song vẫn còn 10 dự án chưa khởi công.
 
Có thể thấy, tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm. Nguyên nhân được xác định là do mùa mưa gây khó khăn trong thi công, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng... Điển hình như Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai (đợt 1) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 931/QĐ-UBND có 5 tiểu dự án thuộc các huyện Chư Prông, Ia Grai và Đak Đoa, tổng nhu cầu vốn đầu tư trên 26,6 tỷ đồng, vốn kế hoạch năm 2018 là 10 tỷ đồng; đơn vị thực hiện là Ban Quản lý Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) tỉnh; thời gian thực hiện từ năm 2017 đến 2019. Theo báo cáo, đến nay, khối lượng thực hiện và giải ngân của dự án là 413 triệu đồng, chỉ đạt 4,13%. Nói về sự chậm trễ này, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết, đó là do nguyên nhân khách quan khi quá trình triển khai đã phải áp dụng nhiều chính sách mới liên quan tới Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công... Còn về dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú, ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho hay, việc chậm trễ chủ yếu liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.
 
Bên cạnh đó, ở một số dự án, việc lựa chọn đơn vị tư vấn quản lý dự án, thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính, kỹ thuật. Song khi triển khai hồ sơ dự án, dự toán, thiết kế do các đơn vị này lập lại không đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa nhiều lần, như: dự án Cụm Công nghiệp Ia Sao do Công ty TNHH Tư vấn Kiến Phát thực hiện; dự án kè chống sạt lở bờ Tây sông Ayun do Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Phát triển hạ tầng Hà Việt thực hiện... 
Ngổn ngang Kè Hội Phú. Ảnh: Hà Duy
Ngổn ngang kè chống sạt lở suối Hội Phú. Ảnh: Hà Duy
 
Siết chặt việc phê duyệt dự án đầu tư
 
Để đảm bảo mục tiêu đến cuối tháng 9 đạt tỷ lệ giải ngân 60%, ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho rằng: “Các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, chủ dự án ngoài việc đẩy nhanh công tác thanh-quyết toán, tạm ứng, giải ngân khối lượng xây dựng cơ bản thì phải tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến cơ chế, đơn giá bồi thường cho người dân và bố trí quỹ đất để phục vụ công tác tái định cư. Đối với các dự án trên địa bàn TP. Pleiku, Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố tăng cường năng lực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục sớm, bàn giao mặt bằng sạch theo tiến độ dự án. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Mặt trận, đoàn thể các cấp cần tuyên truyền để người dân đồng thuận với chủ trương của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng”.
 
Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho công tác đầu tư năm 2019, nhiều giải pháp cũng đã được tỉnh triển khai. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh có những định hướng để các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư tiến hành những việc cần thiết cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng nhấn mạnh: “Thời gian tới, dự án nào không đảm bảo có mặt bằng thì không giao vốn. Khi trình danh mục đầu tư xây dựng cơ bản thì sẽ duyệt các dự án có tính khả thi cao, có mặt bằng, đủ điều kiện thi công. Sẽ hạn chế tối đa việc chuyển vốn sang năm sau, trừ công trình có yếu tố khách quan, như: thiên tai, địch họa... Những công trình xin chuyển vốn sang năm 2019 mà không có lý do chính đáng thì không giải quyết. Khi tổ chức đấu thầu phải minh bạch, công bằng. Trong quá trình triển khai, các chủ đầu tư gặp khó khăn phải giải trình, báo cáo để tháo gỡ ngay. Trong tháng 9 năm nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tổ chức họp một lần nữa để nắm lại tình hình thực hiện đầu tư, đề xuất UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh vốn”.
 

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG