The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
31/10/2016 - Lượt xem: 2830
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả rất quan trọng.

Ảnh minh họa (nguồn THGL)

Về phát triển doanh nghiệp: Cuối năm 2002, toàn tỉnh ta có 550 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng vốn đăng ký khoảng 680 tỷ đồng, bình quân đạt 1,24 tỷ đồng/doanh nghiệp. Đến nay, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đăng ký trên địa bàn tỉnh là 3.450 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 17.900 tỷ đồng (bình quân đạt 5,1 tỷ đồng/doanh nghiệp); gấp hơn 6 lần về số lượng và gấp hơn 26 lần vốn đăng ký thực hiện so với năm 2002.

Về phát triển kinh tế tập thể: Đến nay, toàn tỉnh có 120 hợp tác xã đăng ký hoạt động với 23.863 thành viên, 6.235 lao động thường xuyên, vốn điều lệ đăng ký: 113.375 triệu đồng; bình quân hằng năm có khoảng 5 hợp tác xã được thành lập mới. Toàn tỉnh có khoảng 299 tổ hợp tác, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp.

Về phát triển hộ kinh doanh cá thể và kinh tế trang trại: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30.150 hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế trang trại đã phát triển khá về chất lượng, tuy số lượng có giảm so với tiêu chí mới, cụ thể là năm 2002 toàn tỉnh có 1.800 trang trại (theo tiêu chí cũ), đến năm 2016 giảm còn 667 trang trại (theo tiêu chí mới), trong đó có 624 trang trại trồng trọt, 43 trang trại chăn nuôi. Doanh thu bình quân của các trang trại đạt trên 1 tỷ đồng/năm (trang trại chăn nuôi đạt trên 2 tỷ đồng/năm). Sự hình thành và phát triển loại hình sản xuất này đã không ngừng tác động đến tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu lao động, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh nâng cao tỷ suất hàng hóa, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng chuyển biến theo hướng tiến bộ, phù hợp với các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong năm 2015, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục duy trì đà phục hồi, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư tư nhân; ổn định vĩ mô được duy trì, lạm phát ổn định ở mức thấp, hệ thống tài chính ổn định... tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp dần lấy lại sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn thuộc diện nhỏ và siêu nhỏ (chiếm 91%), nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường, tiêu thụ sản phẩm... Cùng với sự quan tâm chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, sự linh hoạt của tỉnh trong quá trình triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách tại địa phương. Đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của quý doanh nhân. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 đã từng bước ổn định và có sự phát triển. Năm 2015 có khoảng 2.050 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm tỷ lệ 73,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 10% so với năm 2014; nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động từ năm 2013, 2014 đã quay hoạt động trở lại. Qua đó, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần quan trọng cho việc giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Về giải quyết việc làm cho lao động, sau 15 năm thực hiện nghị quyết, khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết 26.300 lao động (từ 14.700 lao động năm 2002, đến nay đạt 41.000 lao động). Nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành phi nông nghiệp đã tạo cơ hội thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác an sinh xã hội: Ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các nghĩa vụ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp còn đóng góp ngày càng nhiều cho các quỹ an sinh xã hội, tham gia xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và quỹ phúc lợi xã hội khác ở nhiều huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện năm 2015 hơn 30 tỷ đồng.

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các cấp, các ngành đã có sự thay đổi cơ bản về cung cách làm việc với doanh nghiệp, thực sự coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, thay cho quan điểm trước đây coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý.

Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tin tưởng vào đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh những dự án có quy mô lớn, mang tính ổn định lâu dài. Các nhà doanh nghiệp kinh tế tư nhân cơ bản xóa bỏ tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin và cởi mở hơn trong tiếp xúc, trao đổi thông tin, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.

Thanh Xuân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG