The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm công nghiệp tiêu biểu
19/06/2018 - Lượt xem: 1921
Những năm qua, một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia. Theo quy định, các cơ sở này sẽ được hưởng một số chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các cơ sở vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo lý giải của các chuyên gia, giá trị của sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, mẫu mã của nhiều sản phẩm chưa đẹp, chưa đa dạng,  thiếu sức hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm không sản xuất hàng loạt nên khó đáp ứng với những đơn đặt hàng lớn. Chính vì vậy mà sản phẩm làm ra khó tìm thị trường tiêu thụ.
 

Thổ cẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar (huyện Đak Đoa) được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2012. Ảnh: Đức Thụy
Thổ cẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar (huyện Đak Đoa) được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2012. Ảnh: Đức Thụy

Cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò kết nối cung cầu hàng hóa giữa cơ sở sản xuất CNNT với hệ thống các nhà phân phối sản phẩm trên cả nước nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là một công cụ quan trọng để các cơ sở sản xuất CNNT thực hiện chiến lược marketing tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hay nói cách khác là thông qua các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, các cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT, các hợp tác xã, làng nghề truyền thống có nhiều cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các đối tác, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng, từ đó thâm nhập vào thị trường tiêu thụ nội địa một cách tích cực, hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, góp phần quan trọng vào tiến trình sản xuất, tiêu thụ lâu dài với các đối tác tiềm năng và triển vọng.

Thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai đề án phát triển thị trường gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong năm 2017, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tham gia 5 hội nghị kết nối cung cầu tại 5 tỉnh thành trên cả nước và tổ chức 1 hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở còn hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã tiếp cận các nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để tham gia các hội chợ triển lãm, hoạt động kết nối cung cầu và hỗ trợ kinh phí về khuyến công thông qua các cơ chế chính sách của tỉnh. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang hưởng lợi từ nguồn hỗ trợ này một cách tích cực và hiệu quả.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp có sản phẩm CNNT còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, đa số  doanh nghiệp có sản phẩm CNNT tiêu biểu thuộc diện vừa và nhỏ. Để có mặt tại một số siêu thị tên tuổi như Big C (Thái Lan), AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), các sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu, có mã vạch truy xuất nguồn gốc… Việc tổ chức hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu hàng hóa cũng chỉ giúp các cơ sở sản xuất CNNT giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhưng chưa đáp ứng được việc tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối hiện đại.

Để hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được bình chọn, trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại hướng dẫn doanh nghiệp đưa thông tin, hình ảnh sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nhằm tiếp cận với người tiêu dùng, đại lý và nhà phân phối. Đây là kênh giới thiệu, quảng bá sản phẩm hiệu quả, tiết kiệm và nhanh nhất hiện nay. Cùng với đó, Sở sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất CNNT liên kết hợp tác kinh doanh, xây dựng hệ thống đại lý phân phối, mạng lưới bán lẻ tại thị trường nông thôn, thực hiện tốt các chính sách ổn định giá. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất CNNT xây dựng thương hiệu, đăng ký mã vạch; hỗ trợ các cơ sở sản xuất đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối bán lẻ (siêu thị). Thông qua các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, Sở sẽ lồng ghép tuyên truyền cho doanh nghiệp quan tâm đến việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân sách nhằm đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp phải chủ động đổi mới cách thức quản trị kinh doanh, áp dụng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, sử dụng quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại và chất lượng, chú ý sản xuất sản phẩm theo chuỗi liên kết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải nhạy bén nắm bắt sự thay đổi của thị trường để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG